Đánh giá kết quả cải cách thể chế kinh tế

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Cải cách thể chế kinh tế ở các nước châu Phi và bài học kinh nghiệm (Trang 141 - 146)

CHƯƠNG 4: CẢI CÁCH THỂ CHẾ KINH TẾ Ở GUINEA XÍCH ĐẠO,

4.2. Cải cách thể chế kinh tế ở Ghana

4.2.3. Đánh giá kết quả cải cách thể chế kinh tế

Tiến trình cải cách thể chế kinh tế thị trường ở Ghana diễn ra trong hai giai đoạn quan trọng.

Giai đoạn chuyển từ nền kinh tế mang nặng tính chất kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường ở Ghana diễn ra trong thời kỳ với một chính quyền mà theo tiêu chí của phương Tây bị coi là “độc tài quân sự”.

Khác với nhiều nhà lãnh đạo chuyên chế độc tài ở châu Phi, Jerry John Rawlings được nhiều người coi là một nhà “độc tài tốt”. Ông đã lãnh đạo Ghana vượt qua những năm tháng khó khăn kinh tế, tiến hành cải cách và đạt được nhiều thành tựu phát triển. Nếu như không có quyết tâm, thậm chí cả sự cứng rắn của ông, một số người cho rằng, Ghana sẽ khó thể tiến hành Chương trình phục hồi kinh tế trong những năm 1980 (Nguồn: Chazan, N (1983), An Anatomy of Ghanaian Politics: Managing Political Recession, 1969-1982. Boulder, CO:

Westview Press). Những chương trình cải cách khó khăn như tư nhân hóa thành công một phần là do tính chất của chính quyền độc tài quân sự: vừa không phải lo phản ứng của đông đảo dân chúng (như sự phản đối của các nghiệp đoàn, các

130

tổ chức xã hội dân sự) như các chính thể dân chủ; song cũng không có những lợi ích gắn quá chặt với hệ thống kinh tế hiện hành như các chính thểđộc tài khác.

PNDC về bản chất là một chính quyền độc tài quân sự song phần lớn thành viên là dân sự, đồng thời theo đuổi chính sách thực dụng trong đó có đường lối kinh tế thị trường với chủ thuyết thay vì để chính phủ cung cấp, cần khuyến khích mọi người dân tham gia tích cực hơn vào phát triển kinh tế. Với nỗ lực tự do hóa kinh tế, PNDC đã thay đổi khẩu hiệu trước đó vốn nhấn mạnh vào việc phân phối lại nhằm đảm bảo sự bình đẳng cho những người có thu nhập thấp. Các nhà lãnh đạo độc tài như Rawlings coi sứ mệnh lãnh đạo là người bảo vệ cho dân chúng và đối phó với những vấn đề về yếu kém năng lực, bất công và nạn tham nhũng ở Ghana.

Giai đoạn hoàn thiệnthể chế kinh tế thị trường kể từ đầu những năm 1990 diễn ra cùng với quá trình dân chủ hóa và có ngoặt lớn vào năm 2000 sau khi đảng đối lập giành thắng lợi trong bầu cử. Cùng với nỗ lực cải cách kinh tế và chống tham nhũng, chính phủ Ghana đã biết tận dụng nguồn thu từ dầu mỏ và các nguồn tài nguyên để đầu tư vào phát triển con người, xoá đói giảm nghèo, đa dạng hóa cơ cấu kinh tế và từng bước đưa nền kinh tế thoát ra khỏi khó khăn trong giai đoạn trước đó đi vào giai đoạn phát triển tương đối ổn định. Ghana là một trong số nước châu Phi ít tham nhũng nhất. Kết quả điều tra về Nhận thức tham nhũng năm 2013 của Tổ chức minh bạch quốc tế xếp Ghana đứng thứ 63 trong tổng số 177 nước về mức độ tham nhũng. Ghana cũng được xếp thứ 53 trong tổng số 167 nước được EIU xếp hạng về mức độ dân chủ năm 2015.

131

Hình 4.7: Mức độ tham nhũng ở Ghana

Nguồn: Heritage Foundation (2017), 2017 Index of Economic Freedom [http://www.heritage.org/index/ranking]

Bảng 4.4: Chất lượng quản trị của Ghana theo bộ chỉ số quản trị châu Phi Ibrahim

Nước An toàn và thượng tôn pháp luật

Tham dự và quyền con người

Các cơ hội kinh tế bền

vững

Phát triển con người

Điểm bình quân

Xếp hạng

Ghana 69,9 73,6 53,6 75,5 68,2 7

Nguồn:2014 Ibrahim Index of African Governance (IIAG).

[http://www.moibrahimfoundation.org/interact/]

0 10 20 30 40 50 60 70 80

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

132 Tiếng nói và trách nhiệm

giải trình

Ổn định chính trị và phi bạo lực/khủng bố Hiệu lực của chính phủ

Chất lượng của các quy định Thượng tôn pháp luật

Kiểm soát tham nhũng

Hình 4.8: Chất lượng quản trị của Ghana theo bộ chỉ số quản trị toàn cầu Nguồn: Global Governance Indicator, 2019,

https://info.worldbank.org/governance/wgi/Home/Reports

Có thể thấy rằng, so với nhiều nước châu Phi nam Sahara khác, những thành quả tương đối vững chắc của tiến trình cải cách thể chế kinh tế thị trường ở Ghana được thiết lập trên nền tảng của một môi trường chính trị dân chủ và một nền quản trị quốc gia khá lành mạnh. Đây là điều kiện để Ghana tiếp tục đẩy mạnh quá trình tự do hoá nền kinh tế.

Đặc biệt, cùng với tiến trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, Ghana đã đặt trọng tâm vào việc khắc phục các thất bại của thị trường thông quá việc triển khai các chương trình giảm nghèo, coi trọng sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách phát triển kinh tế- xã hội. Mặc dù môi trường kinh tế vĩ mô hiện nay của Ghana còn gặp nhiều khó khăn (như vấn đề thâm hụt ngân sách, nguy cơ lạm phát cao, v.v. có thể

133

nói rằng, những thành công trong tiến trình cải cách thể chế kinh tế, chính trị và cải thiện nền quản trị quốc gia ở Ghana là điểm sáng cho nhiều quốc gia châu Phi học tập.

Theo đánh giá của Heritage Foundation, mức độ tự do hóa kinh tế của Ghana có xu hướng được cải thiện trong giai đoạn 2006-2016, trước khi sụt giảm trong thời gian gần đây do những bất ổn kinh tế vĩ mô và tác động tiêu cực của suy giảm kinh tế toàn cầu. Tự do hóa trong lĩnh vực thương mại và đầu tư trong thời gian gần đây cũng biến động theo chiều hướng không ổn định của nền kinh tế. Tuy nhiên, với một nền tảng thể chế vững chắc, nền kinh tế Ghana có những điều kiện để phục hồi khi nền kinh tế toàn cầu đi vào quỹ đạo ổn định.

Hình 4.9: Mức độ t do kinh tế ca Ghana

Nguồn: Heritage Foundation, 2017, 2017 Index of Economic Freedom http://www.heritage.org/index/ranking

50 52 54 56 58 60 62 64 66

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

134

Hình 4.10: Mức độ tự do thương mại, đầu tư và tài chính của Ghana Nguồn: Heritage Foundation (2017), 2017 Index of Economic Freedom

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Cải cách thể chế kinh tế ở các nước châu Phi và bài học kinh nghiệm (Trang 141 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)