CHƯƠNG 2.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẢI CÁCH THỂ CHẾ KINH TẾ
2.4. Cải cách thể chế kinh tế thị trường của một số nước và nhóm nước
2.4.4. So sánh kinh nghiệm cải cách thể chế kinh tế thị trường của các nước và
Trong các cuộc cải cách thể chế kinh tế thị trường, trọng tâm nổi bật nhất là điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường. Phần lớn quá trình cải
60
cách kinh tế thực chất là những quá trình điều chỉnh sự cân bằng giữa chức năng nhà nước - thị trường trong điều hành nền kinh tế. Điều này thể hiện rõ rệt nhất ở những nước trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường như: Đông Âu, Nga và Trung Quốc.
Tuy vậy, từ thực tiễn và lý thuyết cho thấy, vấn đề hàm lượng “thị trường” và “nhà nước” trong mối quan hệ giữa nhà nước với thị trường vẫn còn có nhiều tranh cãi. Nếu như nhìn lại lịch sử phát triển của CNTB, khi nền kinh tế bị khủng hoảng thì người ta thường đề cao vai trò điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế và đổ lỗi cho thị trường bị buông lỏng, thiếu giám sát, kỷ cương.
Ngược lại, khi nền kinh tế trì trệ thì người ta thường đổ lỗi chủ yếu cho việc nhà nước can thiệp quá sâu và kéo dài vào nền kinh tế và đề cao nguyên tắc “bàn tay vô hình” [24].
Việc chuyển đổi ồ ạt sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân ở các nền kinh tế Đông Âu và Nga đã cho thấy nhiều bất cập. Thực tế ngay cả ở các nền kinh tế thị trường tự do, tùy thuộc vào mức độ can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế mà mức độ sở hữu của nhà nước trong nền kinh tế quốc dân rất khác nhau: từ mức thấp ở những nền kinh tế thị trường tự do như Mỹ (0,4% tài sản cố định và 1,3% trong GDP đầu những năm 1980), tới mức cao ở những nền kinh tế thị trường xã hội như Pháp, CHLB Đức (từ 10% đến 42% cũng vào đầu những năm 1980). Tuy nhiên, mức độ sở hữu nhà nước ở các nền kinh tế thị trường đều không cao như ở các nước XHCN trong hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung (65% - 100% đầu những năm 1980) [21]. Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sụp đổ đã kéo theo sự phá sản của kiểu tổ chức sản xuất dựa trên chế độ sở hữu nhà nước mang tính độc tôn. Do vậy, vấn đề tranh luận hiện chỉ còn xoay quanh việc sở hữu nhà nước ở mức độ nào là phù hợp, theo đó nhà nước nên can thiệp vào nền kinh tế đến mức độ nào và như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Ở tất cả các nước tư bản, cho dù theo đuổi các mô hình kinh tế thị trường có điểm khác nhau, từ mô hình kinh tế thị trường tự do theo kiểu Mỹ-Anh, cho đến mô
61
hình kinh tế thị trường xã hội của Đức và Bắc Âu, hay mô hình kinh tế thị trường đặc thù của Đông Á, nhà nước nhiều hay ít đều can thiệp vào thị trường để khắc phục những khuyết tật của nó; sở hữu công cộng, sở hữu nhà nước vẫn có một vai trò quan trọng nhất định trong phát triển kinh tế-xã hội.
Sở hữu nhà nước có vai trò quan trọng hơn tại các nền kinh tế thị trường xã hội như Đức và các nước Bắc Âu do nhà nước phải thực hiện các mục tiêu về việc làm, duy trì phúc lợi xã hội và đáp ứng các dịch vụ công. Song gánh nặng của các khoản trợ cấp xã hội đang tăng dần trên vai của các nhà nước phúc lợi kiểu này. Hơn nữa, để có tiền chi cho những phúc lợi xã hội, chính phủ đã phải đánh thuế rất cao, hành động mà những người theo trường phái tự do chủ nghĩa cho rằng là đã xâm phạm đến quyền tự do có tài sản của mỗi cá nhân. Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu đang là một minh chứng cho sự thất bại của mô hình kinh tế thị trường xã hội. Các nền kinh tế theo mô hình này cần phải bảo đảm được sự cân bằng giữa vai trò của Nhà nước và thị trường.
Đối với các nền kinh tế thị trường phát triển ở Đông Á, nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo, điều tiết và định hướng nền kinh tế thông qua các công cụ chính sách của mình [119], nhờ vậy đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và kinh tế vĩ mô ổn định. Tại Hàn Quốc, khởi đầu từ thập kỷ 1960, chính phủ dành nhiều ưu đãi về vốn, về chính sách thuế cũng như quan thuế, về thể chế quản lý…cho một số chaebol thuộc sở hữu gia đình với kỳ vọng họ là lực lượng chủ lực để hiện thực hoá chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Cho đến khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998, các chaebol vẫn là niềm tự hào của Hàn Quốc. Tuy nhiên, khi xảy ra đổ vỡ tài chính, Hàn Quốc đã khởi động chương trình tái cấu trúc để sửa chữa khuyết tật của các chaebol, từ đó, thúc đẩy sự lớn mạnh và thâm nhập rộng hơn của các doanh nghiệp nước này vào thị trường toàn cầu. Kinh nghiệm của Đông Á cho thấy, sự tập trung sở hữu dù đó là sở hữu tập thể hay sở hữu tư nhân có thể là một yếu tố cản trở sự phát triển của kinh tế thị trường. Các công ty lớn có thể trở thành một hiện tượng “too
62
big to fail” (quá lớn để có thể sụp đổ) và nó vi phạm đến triết lý về “sự hủy diệt sáng tạo” của thị trường tự do: cần để cho những tổ chức kinh tế không phù hợp, không hiệu quả bị loại thải, và mở đường cho những tổ chức kinh tế mới, hiệu quả hơn xuất hiện. Công cuộc cải cách ở Trung Quốc phức tạp hơn, liên quan đến các thể chế của nền kinh tế thị trường và hệ thống quản trị quốc gia, như các vấn đề về sở hữu, tự do hóa và xóa bỏ độc quyền, vai trò can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế, chống tham nhũng v.v…Đây là điều dễ nhận thấy vì Trung Quốc có nền kinh tế thị trường chưa hoàn chỉnh và nền quản trị quốc gia còn nhiều yếu kém.
Nếu nhìn lại lịch sử thì các cuộc cải cách hệ thống thể chế kinh tế thị trường và cải cách nền quản trị quốc gia của Hàn Quốc đã diễn ra từ thời gian trước. Tiến trình dân chủ hóa kể từ cuối những năm 1970 và quá trỉnh cải cách sau khủng hoảng châu Á năm 1997-1998 đã làm thay đổi căn bản diện mạo nền quản trị quốc gia và hệ thống thể chế kinh tế thị trường của Hàn Quốc. Hàn Quốc đã từ bỏ chủ nghĩa độc đoán phát triển, phá vỡ liên minh “nhà nước-ngân hàng-doanh nghiệp”, chấm dứt sự độc quyền của các chaebol, để xây dựng một nền kinh tế thị trường minh bạch hơn. Quá trình phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc là quá trình trải nghiệm từ phát triển đến sa lầy và phát triển lại ở tầm cao hơn.
Sự khác biệt về phương thức cải cách thể chế kinh tế có thể là một nguyên nhân dẫn đến những kết quả khác nhau. Đối với Hàn Quốc, tiến trình dân chủ hóa thời kỳ 1979-1987 có thể coi là nỗ lực tập trung vào việc cải cách quản trị quốc gia. Tiến trình cải cách sau khủng hoảng tài chính châu Á có mục tiêu chính là hoàn thiện và thực thi các chuẩn mực của nền kinh tế thị trường hiện đại, bao trùm. Trung Quốc đã tiến hành những cuộc cải cách từ điểm cho đến tuyến và đến diện rất thành công, thể hiện qua tiến trình hội nhập và mở cửa nền kinh tế. Tuy nhiên, khi những nỗ lực cải cách ở phạm vi rộng lớn hơn như ở tầm quốc gia thì lại diễn ra rất chậm. Các nền kinh tế Đông Âu và Nga thì tiến hành chuyển đổi rất nhanh, song cũng mang lại những kết quả khác nhau mà cải cách các doanh nghiệp nhà nước là một thí dụ điển hình.
63
Việc cải cách thể chế toàn diện đã khá thành công ở Hàn Quốc song có thể không phải là phương thức phù hợp với Trung Quốc. Khác với Hàn Quốc, tiến trình cải cách quản trị quốc gia đi sau tiến trình cải cách hệ thống thể chế kinh tế của Trung Quốc. Trên thực tế, việc cải cách hệ thống thể chế quản trị quốc gia qua những nỗ lực như tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, chống tham nhũng v.v…mới chỉ được đẩy mạnh sau khi Trung Quốc gia nhập WTO. Điểm giống nhau giữa hai nước là nếu như tiến trình cải cách ở Hàn Quốc sau khủng hoảng châu Á năm 1997-1998 phần lớn là do IMF thúc đẩy thông qua những gói cứu trợ thì tiến trình cải cách của Trung Quốc trong gần 15 năm qua là do sức ép phải gia nhập và thực hiện cam kết gia nhập WTO. Bất cứ một cuộc cải cách ở tầng nào của hệ thống thể chế ở Trung Quốc, Hàn Quốc hay ở Nga và Đông Âu đều va chạm với những nhóm lợi ích (kể cả ủng hộ và phản đối). Vì vậy, tăng cường tính minh bạch là yếu tố rất quan trọng trong tiến trình cải cách thể chế.
Cuối cùng, kinh nghiệm của Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, các nước Đông Âu hay bất cứ một quốc gia nào, cho thấy: để xác lập nền tảng cho sự phát triển bền vững cần phải tiến hành cải cách ở mọi “tầng” của thể chế, trong đó cải cách thể chế quản trị quốc gia và kinh tế thị trường đóng vai trò quan trọng.
64
Tiểu kếtchương 2
Có nhiều quan điểm khác nhau về các yếu tố tác động đến sự thành bại của cải cách thể chế kinh tế, nhất là quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường và kết quả phát triển của nó. Daron Acemoglu và các cộng sự cho rằng, cần chú trọng cải cách cả thể chế chính trị để đảm bảo nền tảng vững chắc. Trong khi đó, quan điểm của WB lại chú trọng đến cải thiện nền quản trị quốc gia.
Cải cách thể chế kinh tế cần dựa trên nền tảng của hệ thống chính trị dân chủ và quản trị quốc gia tốt để thành công. Kinh nghiệm cảicách thể chế kinh tế thị trường ở các nước trên thế giới, từ châu Mỹ Latinh, châu Á cho đến châu Âu là những bằng chứng minh hoạ sống động cho điều này. Nga và nhiều nước Đông Âu đã vội vàng thiết lập các nguyên tắc thị trường tự do một cách quá vội vã trong khi chưa nỗ lực đầy đủ cho việc xây dựng một nền quản trị quốc gia tốt.
Tương tự, Hàn Quốc sau nhiều năm phát triển kinh tế thị trường tự do đã phải chú trọng đến môi trường quản trị quốc gia kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Đây là những kinh nghiệm quý báu cho các nước đi sau nghiên cứu, tham khảo.
65