CHƯƠNG 4: CẢI CÁCH THỂ CHẾ KINH TẾ Ở GUINEA XÍCH ĐẠO,
4.2. Cải cách thể chế kinh tế ở Ghana
4.2.1. Bối cảnh cải cách thể chế kinh tế
Ghana là một trong những quốc gia châu Phi đầu tiên giành được độc lập từ Anh vào năm 1957. Ông Kwame Nkrumah là thủ tướng và tổng thống đầu tiên của Ghana; ông cũng là người theo chủ nghĩa Liên Phi (Pan-Africanism) và ủng hộ mô hình chủ nghĩa xã hội theo kiểu Xô Viết trong thời gian nắm quyền.
Ghana trải qua một loạt cuộc đảo chính trước khi Trung úy Jerry John Rawlings - người đứng đầu Hội đồng các lực lượng vũ trang cách mạng đã lật đổ chính phủ dân cử, lập ra Hội đồng phòng vệ quốc gia (PNDC) nắm quyền điều hành ở Ghanavào năm 1981. (Năm 1979, Jerry John Rawlings đã tiến hành cuộc đảo chính lần đầu tiên lật đổ chính quyền của Tướng Fred Akuffo - người trước đó cũng đảo chính lật đổ Tướng I.K. Acheampong. Sau cuộc đảo chính năm 1979, một chính phủ dân cử được thành lập cho đến khi bị giải tán). Ông Rawlings thực hiện chế độ cai trị độc đoán và cấm các đảng chính trị.
Sau khi phê chuẩn hiến pháp mới và khôi phục chính trị đa đảng vào năm 1992, ông Rawlings đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 1992.
Sau cuộc bầu cử năm 1992, Đảng Dân chủ quốc đại của ông Rawlings vẫn thắng
123
cử vào năm 1996 và giúp ông này tại vị cho đến năm 2000 khi ông bị Hiến pháp không cho phép tranh cử nhiệm kỳ tiếp.
Ông John Kufuor của Đảng đối lập mới (NPP) đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử 2004. Ông John Atta Mills của Đảng Dân chủ Quốc gia đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008. Sau khi ông Mills qua đời vào giữa năm 2012 và người kế tục ông theo hiến pháp là John Dramani Mahama. Ông này sau đó đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 12 năm 2012. Năm 2016, ông Nana Addo Dankwa Akufo-Addo của NPP đã đánh bại Mahama, đánh dấu lần thứ ba - Ghana có sự thay đổi nguyên thủ quốc gia kể từ khi trở lại chế độ dân chủ.
Ghana thuộc nhóm nước có mức thu nhập trung bình thấp, GDP bình quân đầu người chỉ đạt 1850 USD năm 2013, song điểm xếp hạng quản trị khá cao của châu lục (68,2 điểm và đứng thứ 7 trong tổng số 52 nước được xếp hạng của bộ chỉ số quản trị châu Phi Ibrahim). Với tổng số dân khoảng 26,4 triệu người năm 2013, gấp 37 lần dân số của Guinea xích đạo và GDP bình quân đầu người chưa bằng 1/10 mức của Guinea xích đạo, Ghana được UNDP xếp thứ 138 trong tổng số 187 nước về mức độ phát triển con người, cao hơn Guinea xích đạo 5 bậc.
Hình 4.6: Thu nhập bình quân đầu người của Ghana (PPP, nghìn USD hiện hành)
Nguồn: WB (2016), database
124
Ghana có nền kinh tế thị trường với tương đối ít rào cản chính sách đối với thương mại và đầu tư so với các quốc gia khác trong khu vực. Nền kinh tế thị trường ở Ghana có nền tảng được xây dựng qua một phần tư thế kỷ quản lý tương đối lành mạnh; xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh và thực hiện giảm nghèo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây Ghana đã phải chịu hậu quả của chính sách tài khóa lỏng lẻo, thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai và tiền tệ mất giá.
Ghana có nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú.Nông nghiệp chiếm khoảng 20% GDP và sử dụng hơn một nửa lực lượng lao động, chủ yếu là các chủ đất nhỏ. Xuất khẩu vàng, dầu, và ca cao, và kiều hối là những nguồn thu ngoại hối chính. Kể từ đầu những năm 2010, tăng trưởng kinh tế của Ghana được thúc đẩy bởi sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí. Từ giữa tháng 12 năm 2010, Jubilee, mỏ dầu thương mại ngoài khơi đầu tiên của Ghana, bắt đầu được khai thác. Nhà máy xử lý khí đầu tiên của đất nước tại Atuabo cũng đang sản xuất khí đốt tự nhiên từ mỏ Jubilee, cung cấp năng lượng cho một số nhà máy nhiệt điện Ghana.Tuy nhiên, giá dầu giảm kể từ năm 2015 đã giảm một nửa doanh thu từ dầu Ghana
Ghana bắt đầu phải đối mặt với nhiều khó khăn trong các vấn đề như:
thiếu điện, thâm hụt thu ngân sách nội địa và gánh nặng nợ cao.Chính quyền của Tổng thống Akufo-Addo đã tiến hành một số cải cách như hợp nhất tài khóa. Ghana đã ký một hiệp định tín dụng mở rộng trị giá 920 triệu USD với IMF vào tháng 4 năm 2015 để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế đang gia tăng. IMF yêu cầu Ghana giảm thâm hụt bằng cách cắt giảm trợ cấp, giảm hóa đơn tiền lương của khu vực công, tăng cường quản lý doanh thu, tăng thu thuế và cải thiện ngành ngân hàng. Chính quyền của Tổng thống Akufo-Addo đặt ra mục tiêu ưu tiên bao gồm sắp xếp lại khoản nợ 31 tỷ USD, kích thích tăng trưởng kinh tế, giảm lạm phát và ổn định tiền tệ.
125