Cải cách thể chế kinh tế thị trường ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Cải cách thể chế kinh tế ở các nước châu Phi và bài học kinh nghiệm (Trang 67 - 71)

CHƯƠNG 2.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẢI CÁCH THỂ CHẾ KINH TẾ

2.4. Cải cách thể chế kinh tế thị trường của một số nước và nhóm nước

2.4.3. Cải cách thể chế kinh tế thị trường ở Trung Quốc

Trong một thời gian dài, chính sách đóng cửa kinh tế với bên ngoài đã hạn chế việc thu hút nguồn vốn cũng như những thành quả khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới vào Trung Quốc, khiến cho nền kinh tế nước này chậm phát triển, khoảng cách về kinh tế với các nước và ngay cả với các phần lãnh thổ của Trung Quốc như Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao ngày càng xa.

Sau năm 1978, Trung Quốc tiến hành cải cách kinh tế, khởi đầu bằng việc xây dựng những đặc khu kinh tế (ĐKKT) mở (Tháng 4/1988, dựa trên cơ sở những thành công ban đầu của 4 đặc khu trên, để đáp ứng yêu cầu mở cửa đối ngoại hơn nữa, Trung Quốc đã thành lập đặc khu kinh tế thứ 5 bao gồm toàn bộ đảo Hải Nam). Trong điều kiện thực tế của Trung Quốc những năm đầu thập kỷ 1980 thì ĐKKT là mô hình hoàn toàn mới, vừa mang tính cách tân mạnh mẽ, vừa mang tính thử nghiệm táo bạo nhằm tạo ra bước đột phát trong phát triển kinh tế. Với những bước đi thận trọng nhưng khẩn trương, Trung Quốc đã tạo ra đột phá trong tiến trình mở cửa thông qua các khu kinh tế: bắt đầu từ điểm (5 đặc khu kinh tế ) đến tuyến (14 thành phố mở cửa ven biển), đến diện (3 vùng mở cửa ven sông, ven biển, ven biên giới); từng bước hình thành cục diện mở cửa toàn diện, nhiều tầng nấc từ Nam đến Bắc, từ Đông sang Tây, từ ven biển vào nội địa theo kiểu cuốn chiếu tạo nên không gian thông thoáng cho các nhà đầu

56

tư, đồng thời hoàn thành cơ bản quá trình mở cửa trong phạm vi cả nước ở những mức độ khác nhau.

Đặc biệt, năm 2001, Trung Quốc đã gia nhập WTO, đánh dấu giai đoạn mở cửa toàn diện của nền kinh tế nước này. Tiến trình gia nhập WTO cũng được xem là bước ngoặt có thể tạo ra những thay đổi lớn trong hệ thống thể chế kinh tế của Trung Quốc. Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm thực hiện các cam kết nói trên như sửa đổi Hiến pháp, luật và quy định của các bộ, ngành cấp trung ương và địa phương (Trung Quốc đã thành lập các điểm trả lời câu hỏi và cung cấp thông tin liên quan đến WTO như Trung tâm thông báo và và cung cấp thông tin WTO của Trung Quốc; Văn phòng WTO và Cục hội chợ thương mại và xuất nhập khẩu). Mặc dù có nhiều nỗ lực cải cách nền kinh tế nhằm đáp ứng các yêu cầu của WTO, Trung Quốc vẫn còn là một trong những thị trường kém minh bạch.Trung Quốc đã cố gắng minh bạch hóa quá trình ra quyết định và chính sách theo cam kết với WTO song nỗ lực này vẫn chưa được tiến hành đồng bộ. Thí dụ, Bộ Thương mại của Trung Quốc đi đầu trong nỗ lực minh bạch hóa tiến trình soạn thảo và công bố các văn bản song các bộ, ban ngành khác của Trung Quốc vẫn còn chưa theo kịp. Ngoài ra, nhiều cơ quan chính phủ của Trung Quốc cũng chưa tách bạch hai chức năng

“quy định” và “thương mại”[48] vì thế vẫn còn sử dụng các biện pháp không minh bạch nhằm bóp méo thương mại (theo Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ). Mặc dù Chính phủ trung ương Trung Quốc quyết tâm nghiêm túc thực thi các cam kết với WTO thì do có các lợi ích cục bộ của mình chính quyền địa phương nhiều nơi vẫn cố tình trì hoãn thực thi các cam kết này [74].Việc chính phủ trung ương Trung Quốc cho phép các địa phương có những thời hạn thực thi cam kết khác nhau cũng khiến cho việc thi hành cam kết trở nên thiếu đồng bộ.

Chính quyền địa phương ở các nơi có nhiều tự chủ về kinh tế ít muốn tuân thủ các cam kết với WTO hơn do họ không lệ thuộc vào chính phủ trung ương mà vào nguồn thuế đối với các công ty địa phương và luôn muốn bảovệ lợi ích của các công ty này [99].

57

Thực tế cho thấy, một hệ thống luật pháp - hành chính - kinh tế của Trung Quốc vẫn còn khá phức tạp với những đặc điểm như:

- Tổ chức chính quyền bao gồm rất nhiều “kênh” thông báo và hướng dẫn trong toàn hệ thống như qua Đảng, qua chính phủ và qua các tổ chức địa phương [76].

- Hệ thống luật pháp thiếu các quy định chặt chẽ về mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương đang có quyền hành nhiều hơn trong quá trình phi tập trung hóa [57].

- Ngoài hệ thống luật pháp còn có một hệ thống quy định dưới luật gồm các văn bản hành chính và các tài liệu hướng dẫn chồng chéo và nhiều khi không được công khai hóa [57].

- Hệ thống thể chế kinh tế bảo thủ và thiếu năng động. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu thông tin, tâm lý dựa vào thói quen tập quán cũ và tồn tại các sức ép chính trị xã hội tác động đến các quyết định kinh tế.[50]

Chính những “rào cản nội bộ” này đang cản trở tiến trình mở cửa và phát triển xa hơn của Trung Quốc. Các chính sách kinh tế méo mó, bất cập thể hiện qua các vấn đề như: tình trạng phát triển dàn trải, thiếu vững chắc; đầu tư xây dựng cơ bản tăng trưởng quá nóng; đồng thời tập trung quá mức vào nền kinh tế xuất khẩu cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế, mức tiêu thụ nội bộ bị hạn chế bởi giá cả tăng cao. Tất cả những vấn đề này lộ rõ và trở nên nghiêm trọng hơn trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Báo cáo Đại hội 18 Đảng Cộng Sản Trung Quốc năm 2011 đã vạch ra phương hướng phát triển Trung Quốc trong thời gian tới, đi sâu cải cách thể chế kinh tế. Cụ thể báo cáo đã đưa ra một số nội dung quan trọng. Nổi bật là “Quan điểm phát triển khoa học” được đưa vào cương lĩnh, là tư tưởng chỉ đạo xây dựng và phát triển Trung Quốc trong những năm tới. Trong giai đoạn phát triển mới hiện nay, quan trọng nhất chính là Trung Quốc cần phải tăng cường động lực mới trong phát triển kinh tế, đó chính là động lực sáng tạo, từ việc dựa quá

58

nhiều vào lợi thế về nhân công, về đất đai phải chuyển sang dựa vào lợi thế về sáng tạovà đi sâu cải cách để hình thành lợi thế về chế độ.

Sách xanh năm 2013 cho rằng, hiện Trung Quốc đã bước vào giai đoạn phát triển mới cao hơn, trong ngắn hạn các biện pháp hành chính vẫn còn có hiệu quả, nhưng tín hiệu giá cả bị méo mó, trái với quy luật giá trị, có thể khiến những mâu thuẫn tích lũy nhiều thêm, giải quyết cũng ngày càng khó. Vì thế,về lâu dài Chính phủ nên giảm chức năng và sự can thiệp của mình vào tất cả các lĩnh vực mà dần dần chỉ can thiệp trong giới hạn, và cung cấp các dịch vụ công cộng hiệu quả, để cho cơ chế thị trường, cơ chế xã hội phát huy tác dụng lớn hơn, nhiều hơn trong việc phân bổ các nguồn lực và trật tự xã hội [29].

Hội nghị Trung ương 3 khóa XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra vào tháng 11 năm 2013 là sự kiện hết sức quan trọng, được đánh giá là có những thay đổi chính sách “chưa từng thấy”, với một kế hoạch “cải cách toàn diện” chi tiết nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái điều chỉnh cơ cấu kinh tế, tăng gấp đôi mức sống của người dân Trung Quốc vào năm 2020. Phương hướng cải cách của Hội nghị lần này chính là tự do hóa thị trường, khuyến khích sáng tạo và cạnh tranh, tăng minh bạch chính phủ.Thực tế là lâu nay ở Trung Quốc cho thấy, "bàn tay" của chính phủ quá dài, chính phủ quản quá nhiều, nhưng quản không hiệu quả, lấy "phê duyệt hành chính" thay thế cơ chế thị trường, gây nên những chướng ngại cho việc tự do hóa thị trường, biểu hiện chủ yếu trên 3 phương diện: (1) Thủ tục hành chính gây phiền hà, nảy sinh tham nhũng; (2) Các ngành độc quyền (chủ yếu thuộc khu vực kinh tế nhà nước) gây lũng đoạn thị trường; (3) Chủ nghĩa bảo hộ địa phương, chia cắt thị trường, hạn chế đến tự do lưu thông. Những điều này tạo nên lợi ích nhóm cực lớn, bóp méo giá cả, chia cắt thị trường, ảnh hưởng đến cạnh tranh, phá hoại nguyên tắc công bằng thị trường, khiến nền kinh tế mất sức sống, doanh nghiệp mất phương hướng.

"Quyết định của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về những vấn đề trọng

59

đại toàn diện đi sâu cải cách" được thông qua tại Hội nghị có nêu: "Cải cách thể chế kinh tế là trọng điểm của toàn diện đi sâu cải cách, vấn đề cốt lõi là cần làm rõ mối quan hệ giữa chính phủ và thị trường, cho phép thị trường đóng vai trò

quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực và cải thiện vai trò của chính phủ".

Thực chất, thị trường quyết định phân bổ nguồn lực là quy tắc thông thường của kinh tế thị trường, kiện toàn thể chế kinh tế thị trường XHCN cần tôn trọng quy luật này. Đồng thời, từ nay về sau Chính phủ sẽ xác định vị trí hợp lý của mình, thực hiện chuyển đổi chức năng của chính phủ, xây dựng pháp chế, nhà nước pháp trị và chính phủ loại hình phục vụ. Giảm với mức độ lớn việc chính phủ trực tiếp phân bổ các nguồn lực (điều tiết vi mô). Chức năng và tác dụng của chính phủ chủ yếu là đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường và ưu hóa dịch vụ công, đảm bảo cạnh tranh công bằng, thúc đẩy phát triển bền vững, bổ trợ đối với những thất bại của thị trường.

"Quyết định" khẳng định chế độ công hữu là chủ thể, tuy nhiên "kinh tế công hữu và phi công hữu đều là bộ phận cấu thành quan trọng của kinh tế thị trường XHCN, đều là cơ sở quan trọng phát triển kinh tế xã hội Trung Quốc.

Hoàn thiện chế độ bảo vệ quyền tài sản, quyền tài sản chính là cốt lõi của các loại hình sở hữu, "tài sản kinh tế quốc hữu không được xâm phạm, tài sản của kinh tế phi công hữu cũng vậy, không được xâm phạm". Như vậy, kinh tế công hữu và kinh tế phi công hữu được đối xử bình đẳng như nhau. Hơn nữa, đây cũng là quy định mang tính pháp lý về bảo vệ quyền tài sản của vốn tư nhân, vốn nước ngoài tại Trung Quốc, điều này khiến họ yên tâm khi đầu tư vào Trung Quốc [29].

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Cải cách thể chế kinh tế ở các nước châu Phi và bài học kinh nghiệm (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)