Một số gợi mở chính sách đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Cải cách thể chế kinh tế ở các nước châu Phi và bài học kinh nghiệm (Trang 173 - 182)

CHƯƠNG 5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC NƯỚC CHÂU PHI

5.2. Một số gợi mở chính sách đối với Việt Nam

Ở Việt Nam, quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường được chính thức bắt đầu từ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV (8/1979) với chủ trương động viên, khuyến khích mọi người lao động, mọi năng lực sản xuất và thành phần kinh tế. Chỉ thị số 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 13/1/1981 về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp đã tạo ra bước phát triển to lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Việt Nam đã nỗ lực thiết kế một mô hình kinh tế thị trường riêng - mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN, phù hợp với trình độ phát triển, đường lối chính trị và những đặc thù của đất nước. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế thị trường đã có lịch sử hàng mấy trăm năm ở trên thế giới; còn ở Việt Nam, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một mô hình hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ và thời gian phát triển còn rất ngắn. Vì vậy, trong quá trình xây dựng, phát triển và hoàn thiện mô hình này, Việt Nam gặp không ít trở ngại, khó khăn; trong đó, rất cần được làm rõ những vướng mắc trong nhận thức và lý luận nhằm tạo ra động lực cho công cuộc tiếp tục đổi mới và phát triển đất nước.

Dấu ấn đầu tiên trong việc hình thành pháp luật thời kỳ đổi mới là Luật Đất đai năm 1987 và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987. Trong những năm 1988 - 1990, Đảng và Nhà nước đã tiến hành đổi mới có hệ thống, tương đối đồng bộ và triệt để toàn bộ nền kinh tế [10]. Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội thông qua, thừa nhận nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

Nhiều văn bản pháp lý là nền tảng cho sự xuất hiện của các loại thị trường lần lượt được ban hành. Từ năm 1992, một số văn bản về thị trường hàng hóa, dịch vụđã lần lượt xuất hiện, trong đó có Bộ luật Dân sự năm 1995, Luật Thương mại năm 1997, Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997…Từ năm 1996 - 2000, nhiều văn bản được ban hành như Luật Thương mại năm 1997, Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sửa đổi năm 2000)…Từ năm 2000 - 2005, lần lượt Luật Doanh nghiệp

162

Nhà nước (2003), Luật Cạnh tranh (2004), Bộ luật Dân sự (2005), Luật Thương mại (2005), Luật Đầu tư(2005), Luật Sở hữu trí tuệ (2005), Luật Chứng khoán (2006), Bộ luật Lao động năm 2012. [10]

Qua gần 35 năm đổi mới, đất nước đã đạt những thành tựu rất quan trọng về hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Tại Đại hội IX (4-2001), khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN mới được chính thức sử dụng trong các văn kiện của Đảng. Và cũng từ Đại hội này, Đảng xác định nền kinh tế thịtrường định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH. Tư tưởng, đường lối phát triển kinh tế thịtrường định hướng XHCN được thể chế hóa thành pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho nền kinh tế vận hành có hiệu quả. Trong 30 năm đổi mới, đã ba lần sửa đổi và ban hành Hiến pháp, sửa đổi và ban hành hơn 150 bộ luật và luật, hơn 70 pháp lệnh. Quốc hội đã thông qua Hiến pháp 2013 và hàng loạt bộ luật để thể chế hóa Hiến pháp 2013, cơ bản tạo cơ sở pháp lý hình thành và thúc đẩy việc hoàn thiện thể chế kinh tế thịtrường định hướng XHCN. Đó là khẳng định nguyên tắc nền kinh tế có chếđộ đa sở hữu, đa thành phần, nhiều hình thức phân phối; phát triển đồng bộ các yếu tố thịtrường và vận hành thông suốt các loại thị trường; Nhà nước quản lý nền kinh tế theo các nguyên tắc của cơ chế thịtrường; bảo đảm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường; mở cửa, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới [11]. Đến nay, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của Việt Nam đã được hình thành về đại thể. Đại hội XII đã xác định rõ: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thịtrường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu

"dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Thị trường đóng vai trò

163

chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thịtrường. [3]

Những thành tựu to lớn mà Việt Nam đã đạt được trong suốt thời kỳ đổi mới đến nay đều đã bắt nguồn từ đổi mới thể chế. Sau gần 35 năm Đổi Mới, Việt Nam đã có sự chuyển biến mạnh mẽ từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, mức sống thấp đã trở thành nước đang phát triển, có mức thu nhập trung bình. Nền kinh tế tăng trưởng khá so với các nước, ngay cả những giai đoạn kinh tế khu vực và toàn cầu gặp khó khăn. Đất nước đã đạt được những thành tựu được cộng đồng quốc tế công nhận và đánh giá cao trong lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo. Nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

Hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN đã được nhấn mạnh trong Văn kiện của Đại hội lần thứ XII như là vấn đề căn cốt của quá trình cải cách thể chế kinh tế, giúp đem lại động lực phát triển mới của Việt Nam trong giai đoạn tới. Việt Nam đã cam kết thực hiện và đáp ứng các tiêu chí để được công nhận là nền kinh tế thị trường đầy đủ; trong số đó, có những tiêu chí phổ biến của một nền kinh tế thị trường hiện đại như: không phân biệt đối xử; đảm bảo cạnh tranh lành mạnh; thực hiện minh bạch trong chính sách...Tiến trình cải cách kinh tế trong nước phải nhằm đảm bảo những tiêu chí này để đồng bộ với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. [24]

Bên cạnh những thành quả rất ấn tượng trong gần 35 năm Đổi Mới, nền kinh tế Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức và những khó khăn. Đặc biệt, sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại ba “nút thắt” cơ bản đã nhiều năm chưa thể tháo gỡ là: cơ sở hạ tầng lạc hậu, nguồn nhân lực chất lượng thấp và hệ thống thể chế kinh tế còn nhiều bất cập. Việc giải quyết vấn đề yếu kém của thể chế cần sự thay đổi tư duy và cải cách đồng bộ, mạnh dạn và triệt để.

Về giải quyết một số điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường Để có thể tiến xa hơn trên con đường cải cách thể chế, Việt Nam cần phải

164

tiến hành những cải cách đối với nền kinh tế thị trường theo hướng tự do và thông thoáng; xây dựng và áp dụng những chuẩn mực của nền kinh tế thị trường hiện đại trên thế giới.

Ở tầng thể chế nền tảng của kinh tế thị trường, thực tiễn thế giới cho thấy, trong phát triển kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại và hội nhập, cần thực sự xác lập, thực thi phổ biến và bảo vệ hữu hiệu quyền sở hữu tư nhân về tài sản. Chỉ khi quyền sở hữu tư nhân được tôn trọng và bảo vệ, các cá nhân mới có thể phát huy được các tiềm năng của mình, mới có thể tự do và độc lập trong việc tiến hành các hoạt động sản xuất, trao đổi nhằm tối đa hóa các lợi ích cá nhân. Tôn trọng và phát huy sức mạnh của lợi ích cá nhân trên cơ sở xác lập và bảo vệ quyền sở hữu tư nhân làm nên sức sống năng động và sự thịnh vượng của các nền kinh tế thị trường. Ở Việt Nam, nhận thức về chế độ sở hữu và thành phần kinh tế hiện còn nhiều vấn đề chưa thật phù hợp với nền kinh tế thị trườnghiện đại (Nước ta khẳng định có ba chế độ sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Trong khi đó về lý luận, cũng như về thực tiễn thế giới chỉ có hai chế độ sở hữu là công hữu và tư hữu, tồn tại với nhiều hình thức khác nhau). Cách phân chia “thành phần kinh tế” mang nặng tư duy phân biệt đối xử và ý thức hệ của thời kỳ kế hoạch hoá tập trung đã tỏ ra không còn phù hợp với thực tiễn, trong chính sách quản lý và điều hành nền kinh tế và với tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước ta.

Ở khía cạnh mở cửa và hội nhập, trên bình diện khu vực và thế giới, Việt Nam đã có sự hội nhập sâu và rộng hơn trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt, với việc trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào tháng 11/2006, nền kinh tế Việt Nam được xem như đã hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu. Các cam kết với WTO là khuôn khổ chung để Việt Nam xây dựng lộ trình hội nhập tổng thể của nền kinh tế đất nước vào khu vực và thế giới. Sự chủ động và tích cực hội nhập được đẩy lên một bước dài. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của nhiều FTA thế hệ mới, với các cam kết phải thực hiện nhiều quy định về tự

165

do hóa kinh tế ở trình độ cao, đáp ứng những chuẩn mực cao về lao động, môi trường và nhiều vấn đề xã hội, v.v. Điều đó đặt ra yêu cầu ngày càng cao về cải cách thể chế trong nước đồng bộ với các cam kết quốc tế.

Ở khía cạnh huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế, bên cạnh việc đẩy mạnh tiến trình hội nhập để khai thác các nguồn lực bên ngoài, Việt Nam còn cần hoàn thiện thể chế trong nước để khai thác và huy động có hiệu quả nguồn lực của khu vực tư nhân. Mặc dù quy mô của khu vực tư nhân có thể khác nhau trong các mô hình kinh tế thị trường khác nhau song có một điều chắc chắn rằng, nếu không có khu vực kinh tế tư nhân thì sẽ không có nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa của nó. Một trong những yêu cầu quan trọng của tiến trình cải cách thể chế trong lĩnh vực này là tạo một sân chơi bình đẳng giữa khu vực tư nhân trong nước với khu vực doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Cải cách doanh nghiệp nhà nước là một trong tuyến cải cách thể chế then chốt, cũng là một trong những trọng tâm và lĩnh vực cải cách nhạy cảm, khó khăn nhất của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường ở Việt Nam. Thực tế cho thấy, cải cách doanh nghiệp nhà nước thường có hai nội dung chủ yếu là: 1) giảm quy mô khu vực doanh nghiệp nhà nước, bao gồm cả số lượng các doanh nghiệp; và 2) cải cách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước còn lại. Cải cách doanh nghiệp nhà nước có hai cách tiếp cận: 1) tư nhân hoá nhanh chóng hầu hết các doanh nghiệp nhà nước, chỉ giữ lại một số doanh nghiệp hoạt động công ích (liệu pháp “sốc”);

và 2) vừa tiến hành từng bước cổ phần hoá, đa dạng hoá sở hữu, vừa chuyển các doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo chế độ công ty hiện đại (liệu pháp

“thận trọng”).

Việt Nam hiện đang thực hiện cải cách doanh nghiệp nhà nước theo cách tiếp cận thứ hai. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện sắp xếp lại, cổ phần hoá, đa

166

dạng hoá sở hữu doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua còn chậm. Việc thử nghiệm hình thành tập đoàn kinh tế đã không đem lại kết quả như mong đợi.

Một trong những trở ngại lớn đối với việc cổ phần hóa là các ngành, các cấp vẫn có tư tưởng giữ lại nhiều doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc có cổ phần chi phối của nhà nước vì lợi ích cục bộ. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, nguyên tắc giải quyết vấn đề này là nguyên tắc bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Một cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước thành công sẽ có tác động lan tỏa đến các lĩnh vực khác ở tầng thể chế thứ hai (như tự do giá cả, cạnh tranh, độc quyền), đồng thời tác động đến cải cách ở tầng thế chế thứ nhất qua việc thúc đẩy các nguyên tắc minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình và chống tham nhũng... là những vấn đề nổi cộm hiện nay trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước.

Về giữ vững ổn định chính trị-xã hội trong quá trình cải cách

Biến động chính trị - xã hội như ở Tunisia bùng nổ không phải khi nền kinh tế nước này rơi vào cảnh khó khăn nhất mà khi người dân, đặc biệt là giới trẻ không có đủ việc làm. Tình trạng thiếu việc làm hiện đang trở thành vấn đề ngày càng nghiêm trọng ở Việt Nam. Tuy nhiên, khác với nhiều nước châu Phi, nguy cơ bất ổn xã hội ở Việt Nam hiện đang tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn hơn là thành thị. Trong khoảng 10 năm qua chúng ta đã không giải quyết một cách hiệu quả lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp và nông thôn.

Số lao động dư thừa đang tăng nhanh bởi tình trạng mất đất của nông dân, thu hồi đất cho đô thị hoá, công nghiệp hoá. Sức hấp dẫn của đô thị chỉ lôi kéo lao động nông thôn (chủ yếu là những người thuần nông) ra thành thị mang tính chất thời vụ, chưa thể hoá thân thành lao động phi nông nghiệp đích thực. Việc giải quyết lao động trong ngành nông nghiệp chưa đạt hiệu quả mong muốn mà nguyên nhân chủ yếu là sự phát triển của lực lượng doanh nghiệp ở nông thôn không đủ mạnh nên chưa thúc đẩy chuyển dịch nhanh lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp.

167

Với khoảng 65% dân số sống ở nông thôn và 42% lực lượng lao động trong nông nghiệp [26], khu vực nông nghiệp, nông thôn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam song phát triển nông nghiệp, nông thôn đang bộc lộ nhiều điểm nghẽn, tiềm ẩn những vấn đề chính trị-xã hội phức tạp. Nhiều chính sách “cởi trói” giúp nông nghiệp, nông thôn phát triển trong thời kỳ sau đổi mới đã tới giới hạn. Mô hình kinh tế hộ truyền thống tồn tại lâu nay ở nông thôn không còn phù hợp với điều kiện mới, trong khi việc triển khai những mô hình hiện đại như kinh tế trang trại quy mô lớn, liên kết nông dân với doanh nghiệp… vẫn gặp nhiều rào cản. Bởi vậy, phát triển mạnh các doanh nghiệp trong nông nghiệp và ở vùng nông thôn trong nhiều lĩnh vực ngành nghề, qua đó tạo việc làm cho người nông dân là một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay nhằm giữ vững ổn định xã hội và niềm tin của người dân đối với tiến trình cải cách.

Thực hiện chính phủ liêm chính, kiến tạo và phục vụ phát triển

Để có một nền quản trị quốc gia tốt, yêu cầu hàng đầu hiện nay đối với Việt Nam là thực hiện chính phủ liêm chính, kiến tạo và phục vụ phát triển.

Chính phủ liêm chính là chính phủ nói không với tham nhũng; có các quy định thưởng phạt nghiêm minh, và đề cao ý thức thượng tôn pháp luật cho tất cả mọi người; từ đó thực sự tạo được niềm tin của người dân, của doanh nghiệp vào vai trò của Chính phủ trong điều hành đất nước. Chính phủ phải ngăn chặn lợi ích nhóm, lợi ích chính sách, cục bộ chính sách ngay từ khi khởi xướng. Trước hết, phải xử lý nạn tham nhũng, quan liêu một cách quyết liệt - rào cản và gánh nặng chi phí đối với phát triển của khu vực kinh tế tư nhân; củng cố, xây dựng bộ máy, tuyển dụng người tài, rà lại chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan để tránh chồng chéo, mâu thuẫn gắn với cải cách hành chính. Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cần áp dụng mạnh mẽ chính phủ số ở mọi lĩnh vực để giảm thiểu và hiện đại hóa thủ tục hành chính, hạn chế tham nhũng, tăng cường tính minh bạch trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách. Đây cũng là những biện pháp góp phần đẩy nhanh quá trình chính thức hoá nền kinh

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Cải cách thể chế kinh tế ở các nước châu Phi và bài học kinh nghiệm (Trang 173 - 182)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)