Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của châu Phi

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Cải cách thể chế kinh tế ở các nước châu Phi và bài học kinh nghiệm (Trang 77 - 81)

CHƯƠNG 3. CẢI CÁCH THỂ CHẾ KINH TẾ Ở CHÂU PHI

3.1. Bối cảnh và nguyên nhân của cải cách thể chế kinh tế ở châu Phi

3.1.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của châu Phi

Châu Phi đứng thứ ba trên thế giới về diện tích và dân số (sau châu Á và châu Mỹ), chiếm khoảng 1/5 diện tích địa cầu (30.244.050 km2); đồng thời có vịtrí địa lý thuận lợi tạo điều kiện thúc đẩy giao thương với các châu lục khác trên thế giới.

Châu Phi là cũng là châu lục giàu có về tài nguyên. Trên bản đồ khoáng sản thế giới, châu Phi có vị trí không thể bỏ qua với việc sở hữu 30% nguồn tài nguyên khoáng sản của toàn thế giới [30]. Châu Phi chiếm 12% dự trữ khí đốt tự nhiên và 8% lượng khai thác dầu mỏ của toàn thế giới. Về sản xuất điện năng, châu Phi có thể cung cấp tới 40% sản lượng thủy điện thế giới. Đây là lực hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế đến châu Phi và là căn nguyên tranh giành ảnh hưởng châu Phi của các cường quốc trên thế giới.

Hình 3.1.: Thu nhập bình quân đầu người của các nền kinh tế đang phát triển khu vực châu Phi nam Sahara, 2006-2014 (USD hiện hành)

Nguồn: WB (2016),World Development Indicator 2016.

http://data.worldbank.org/indicator/NY.GNP.PCAP.CD/countries/ZF?display=graph Dân số châu Phi năm 2013 đạt hơn 1 tỷ người, tạo ra một thị trường tiêu thụ hàng hóa đầy tiềm năng. Đây là châu lục có đông quốc gia nhất trên thế giới (với 55 quốc gia độc lập) - chiếm tỷ lệ phiếu lớn trong Liên hợp quốc.

Mặc dù thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng trong những năm gần đây, châu Phi vẫn là châu lục nghèo nhất trên thế giới. Theo Ngân hàng thế giới

66

(WB) năm 2012, 10 quốc gia nghèo khổ nhất thế giới đều thuộc châu Phi (Tỷ lệ người nghèo của Cộng hòa dân chủ Sao Tome và Principle là 66,2%; Cộng hòa Sierra Leone: 66,4%; Cộng hòa Burundi: 66,9%; Cộng hòa Magagascar:

68,7%; Eritrea: 69%; Vương quốc Swaziland: 69,2%; Cộng hòa dân chủ Congo: 71,3%; Cộng hòa Zimbabwe: 72%; Cộng hòa Guinea Xích đạo:

75,8%; Cộng hòa Haiti: 77% [10 quốc gia nghèo khổ nhất thế giới, News.zing.vn, 19/09/2012]). Châu Phi cũng chiếm đến 27 nước trong tổng số 31 nước được WB xếp vào nhóm các nước có thu nhập thấp năm 2016. Nhắc đến châu Phi người ta không thể không nói đến trung tâm của đại dịch HIV/AID, dịch sốt rét, dịch ỉa chảy, thương hàn, ebola và nhiều đại dịch nguy hiểm khác.

Bảng 3.1: Các nước châu Phi thuộc nhóm các nước có thu nhập thấp (năm 2016)

1 Benin 10 Gambia 19 Rwanda

2 Burkina Faso 11 Guinea 20 Senegal

3 Burundi 12 Guinea-Bissau 21 Sierra Leone 4 Cộng hoà Trung

Phi

13 Liberia 22

Somalia

5 Chad 14 Madagascar 23 Nam Sudan

6 Comoros 15 Malawi 24 Tanzania

7 Cộng hoà dân

chủ Congo 16

Mali 25

Togo

8 Eritrea 17 Mozambique 26 Uganda

9 Ethiopia 18 Niger 27 Zimbabwe

Nguồn: WB (2017), Country Classification

[https://datahelpdesk.worldbank.org/knowledgebase/articles/906519- world-bank-country-and-lending-groups]

67

Châu Phi còn là nơi bất ổn, thường xuyên có các cuộc xung đột, nội chiến.

Theo báo cáo năm 2007 của Saferworld, từ năm 1990 đến năm 2005, các cuộc xung đột vũ trang đã tiêu tốn của châu Phi khoảng 300 tỷ USD - gần bằng số tiền viện trợ mà châu lục này nhận được trong giai đoạn này. Châu Phi cũng gồm nhiều nước đứng cuối bảng nhất trong xếp hạng về mức độ hòa bình do Viện Kinh tế và Hòa bình công bố hàng năm với mối quan ngại rất lớn về khủng bố, bạo lực, tội phạm có tổ chức và bất ổn chính trị.

Bảng 3.2: Xếp hạng các nước châu Phi Nam Sahara về mức độ hòa bình

Nước Xếp

hạng/1 nướ63 c

Xếp hạng ở châu Phi nam

Sahara

Nước Xếp

hạng/163 nước

Xếp hạng ở châu Phi nam

Sahara

Mauritius 23 1 Guinea 101 22

Botswana 28 2 Niger 113 24

Madagascar 38 3 Cộng hòa Congo 114 25

Zambia 40 4 Guinea-Bissau 116 26

Sierra Leone 43 5 Cote d’Ivoire 118 27

Ghana 44 6 Ethiopia 119 28

Malawi 45 7 Djibouti 121 29

Namibia 55 8 Mauritania 123 30

Tanzania 58 9 Nam Phi 126 31

Guinea xích đạo 62 10 Zimbabwe 127 32

Lesotho 63 11 Rwanda 128 33

Togo 66 12 Cameroon 130 34

Mozambique 68 13 Kenya 131 35

Senegal 70 14 Eritrea 135 36

Benin 72 15 Chad 136 37

Liberia 72 15 Mali 137 38

Gabon 79 17 Burundi 138 39

Burkina Faso 88 18 Nigeria 149 40

Swaziland 90 19 Cộng hòa dân chủ

Congo

152 41

Gambia 92 20 Cộng hòa Trung

Phi

157 42

Angola 98 21 Somalia 159 43

Uganda 101 22 Nam Sudan 162 44

Nguồn: Institute of Economics and Peace (2016), Global Peace Index 2016, New York, USA, page 16, Table 1.6

Trong hai thập kỷ qua, châu Phi có tốc độ cải thiện chỉ số phát triển con người (HDI) nhanh nhưng vẫn luôn ở mức thấp nhất so với các châu lục khác

68

trên thế giới. HDI của khu vực châu Phi nam Sahara năm 2013 mới chỉ bằng khoảng 70% mức bình quân của thế giới [107]. Năm 2016, trong tổng số 44 nước bị Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) xếp vào nhóm có mức độ phát triển con người thấp có tới 36 nước châu Phi (trong tổng số 53 nước châu Phi được xếp hạng) [108]. Mức độ phát triển con người của các vùng khác nhau của châu Phi cũng khác nhau. Đói nghèo, dịch bệnh và xung đột khiến nhiều nước châu Phi đã không đạt được các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs) và cũng có ít cơ hội để hoàn thành các Mục tiêu phát triển bền vững mới (SDGs) của Liên hợp quốc.

Bảng 3.3: Chỉ số phát triển con người của châu Phi so sánh với các khu vực khác Khu vực HDI trung bình

năm 1990

HDI trung bình năm 2000

HDI trung bình năm 2014

Thay đổi HDI giai đoạn 1990-2014 Đông Á và Thái

Bình Dương

0,516 0,593 0,710 1,34

Đông Âu và Trung Á

0,651 0,665 0,748 0,58

Mỹ Latinh và Caribe

0,625 0,684 0,748 0,75

Nam Á 0,437 0,503 0,607 1,38

Châu Phi 0,426 0,449 0,524 1,09

Nguồn: UNDP (2016), African Human Development Report 2016, New York, USA, Summary, page 3, Table 1

Bảng 3.4: Chỉ số phát triển con người của các khu vực ở châu Phi

Khu vực HDI năm

1990

HDI năm 2000

HDI năm 2014

Thay đổi HDI giai đoạn 1990-2014 (%)

Bắc Phi 0,533 0,603 0,668 20,209

Đông Phi 0,337 0,403 0,479 32,193

Tây Phi 0,333 0,382 0,461 27,766

Trung Phi 0,453 0,439 0,507 10,651

Nam Phi 0,481 0,478 0,570 15,614

Toàn châu Phi (trung bình) 0,426 0,449 0,524 18,702

Nguồn: UNDP (2016), African Human Development Report 2016, New York, USA, Summary, page 3, Table 2

69

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Cải cách thể chế kinh tế ở các nước châu Phi và bài học kinh nghiệm (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)