CHƯƠNG 4: CẢI CÁCH THỂ CHẾ KINH TẾ Ở GUINEA XÍCH ĐẠO,
4.3. Cải cách thể chế kinh tế ở Tunisia
4.3.2. Những vấn đề chính của cải cách thể chế kinh tế
Năm 1986, Tunisia bắt đầu thực hiện chương trình điều chỉnh cơ cấu (SAP), mở ra một bước ngoặt trong hoạch định chính sách kinh tế ở Tunisia kể từ khi nước này giành được độc lập. SAP đã đưa ra các định hướng chiến lược chính cho nền kinh tế Tunisia cho đến khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra vào năm 2008. Chương trình này nhằm mục đích: (i) duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô và cân đối tài chính; (ii) mở cửa và tích hợp Tunisia vào nền kinh tếthế giới; (iii) phân phối lại thu nhập bằng cách điều hòa các chính sách xã hội và kinh tế; và (iv) mở rộng tầng lớp trung lưu và giảm nghèo. Cải cách dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sẽ giảm xuống theo hướng có lợi cho dân chúng, để cải thiệnmức thu nhập và việc làm.
Đặc biệt, một trụ cột chính của SAP là tăng cường sự hội nhập của nền kinh tế Tunisia vào nền kinh tế thế giới. Điều này đã được thực hiện khi Tunisia gia nhập vàoWTO năm 1995 và tham gia một số hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác chính, như: FTA với Liên minh châu Âu (bắt đầu được thực hiện đầy đủ vào năm 2008). Cùng với SAP, các FTA và nhiều chương trình cải cách thể chế khác đã giúp Tunisia từng bước cải cách luật pháp; bãi bỏ nhiều quy định về hạn chế đầu tư, mở rộngthương mại và tự do giá cả; tái cân bằng vai trò của khu vực công và tư nhân; hiện đại hóa trong quản trị hệ thống tài chính
138
ngân hàng; cải thiện kết cấu hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực; và nâng cấp các công ty và các lĩnh vực sản xuất.
Tunisia cũng theo đuổi chính sách thúc đẩy xuất khẩu. Các lĩnh vực xuất khẩu nhận được nhiều ưu đãi của chính phủ, như: được hưởng chế độ miễn thuế đặc biệt đối với đầu vào nhập khẩu cũng như miễn một phần thuế thu nhập.
Chính phủ cũng áp dụng các biện pháp bảo vệ các hoạt động sản xuất trong nước thông qua việc đánh thuế cao hàng nhập khẩu và thiết lập một hệ thống rào cản phi thuế quan phức tạp.
Trong một thời gian dài, các nỗ lực cải cách thể chế kinh tế của Tunisia đã nhắm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng cùng với việc xóa đói giảm nghèo. Ví dụ, chính phủ đã quan tâm tới các chính sách, chương trình phát triển nông thôn; các chính sách tạo thuận lợi cho việc xây dựng hạ tầng cần thiết cho phát triển nông nghiệp; đầu tư cho chương trình giáo dục, y tế và kiểm soát sinh sản giúp nâng cao chất lượng phát triển con ngườicả ở nông thôn và thành thị. Việc chính phủ đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhẹ, thúc đẩy xuất khẩu và phát triển du lịch cũng tạo ra nhiều việc làm, đặc biệt là cho những người lao động có tay nghề thấp. Các cuộc điều tra chi tiêu hộ gia đình đã được thực hiện ở Tunisia cứ năm năm một lần kể từ năm 1980 đến năm 2010 cho thấy, tăng trưởng kinh tế, nhất là kết quả phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp đã giúp giảm tỷ lệ nghèo đói ở Tunisia. Cụ thể:
- Trong giai đoạn 1980-1985, quản lý kinh tế kém và các dự án đầu tư không hiệu quả được thực hiện bởi khu vực công dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp hơn so với những năm 1970. Tuy nhiên, tỷ lệ nghèo đói giảm mạnh do ngành nông nghiệp đạt được mức tăng trưởng cao và do chính phủ tăng lương, bao gồm cả mức lương tối thiểu cho công nhân nông trại và tiến hành trợcấp thực phẩm.
- Tỷ lệ nghèo tiếp tục giảm mạnh trong giai đoạn1985-1990 khi các chính sách SAP được triển khai. Cũng trong giai đoạn này, giá trị gia tăng nông nghiệp tiếp tục được cải thiện, mặc dù có sự sụt giảm về đầu tư.
139
- Giai đoạn 1990-1995 chứng kiến tỷ lệ nghèo đói ở nông thôn tăng lên trong khi nghèo thành thị giảm nhẹ. Mặc dù GDP tăng trưởng nhanh hơn so với giai đoạn trước, nhưng sản lượng nông nghiệp bị giảm do hạn hán liên tiếp khiến nghèo đói ở nông thôn gia tăng.
- Giai đoạn 1995-2000, nghèo đói ở nông thôn giảm đáng kể khi sản lượng nông nghiệp tăng và tăng trưởngtăng tốc với tốc độ nhanh nhất được thấy từ cuối những năm 1970.
- Trong giai đoạn 2000-05,tỷ lệ nghèo đói tiếp tục giảm mặc dù tình trạng bất bình đẳng lại gia tăng. Trong thời kỳ này, các hộ gia đình nông thôn bị ảnh hưởng tiêu cực nhất bởi sự suy giảm giá cả sản xuất. Sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng đã trở thành rủi ro lớn - nguyên nhân gây ra sự bất ổn chính trị-xã hội vào những năm sau.
Sau khi cuộc cách mạng diễn ra vào tháng 1 năm 2011, IMF đã tái lập các chương trình hỗ trợ cải cách kinh tế cho Tunisia. Tháng 9 năm 2012, nhân viên IMF đã tư vấn cho chính phủ Tunisia về một loạt cải cách toàn diện để đạt được tăng trưởng cao hơn, toàn diện hơn và giảm thất nghiệp trong một cách bền vững. Điều này cũng được ông David Lipton, phó giám đốc thứ nhất của IMF, phát biểu ủng hộ tại một cuộc họp báo trong chuyến thăm tới Tunisia vào tháng 11 năm 2012. Theo điều IV của IMF, các cuộc cải cách được Quỹ này hỗ trợ nhằm vào cải thiện môi trường kinh doanh, cải thiện thị trường lao động và khu vực tài chính. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, các tổ chức quốc tế như IMF cần phải thay đổi trong cách tiếp cận về cải cách thể chế kinh tế đối với Tunisia.
Theo IMF, những thách thức chính mà Tunisia phải đối mặt bao gồm kiểm soát hóa đơn tiền lương, giảm trợ cấp và thay thế bằng mạng lưới an sinh xã hội, thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển, bao gồm cải cách thuế doanh nghiệp. Tháng 6 năm 2013, IMF đã phê duyệt Hiệp định dự phòng (SBA) trị giá 1,74 tỷ đô lacho Tunisia trong vòng 24 tháng, đưa nước này trở thành nước thứ tư trong khu vực Bắc Phi nhận được sự giúp đỡ của IMF từ năm 2011, sau
140
Yemen, Jordan và Morocco. Các đề xuất chính sách do IMF đưa ra bao gồm: i) cam kết giảm thuế cho khu vực doanh nghiệp; ii) tăng thuế cho người tiêu dùng (trong đó, bao gồm cả những quy định gây tranh cãi như: tăng thuế xe); iii) cải cách doanh nghiệp quốc doanh vàhệ thống hưu trí; iv) tự do hóa môi trường đầu tư thông qua việc cung cấp các ưu đãi cho khu vực tư nhân; v) cắt giảm trợ cấp liên quan đến giá điện, khí đốt và nhiên liệu; vi) phân cấp hành chính công cho địa phương; vii) bãi bỏ các quy định hạn chế tự do hoá thị trường lao động; viii) giảm tiền lương công vụ; và ix) bước đầu thực hiện tự do hoá các ngân hàng quốc doanh thông qua việc loại trừ các ngân hàng này khỏiluật điều chỉnh các doanh nghiệp quốc doanh.
Việc thực hiện các chính sách này đã gây ra các cuộc biểu tình vào năm 2013 trong bối cảnh chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, áp dụng ngày càng nhiều các khoản phí và thuế mới và cắt giảm đến mức trợ cấp. Mức lạm phát trong giai đoạn này đã lên ngang bằng với lạm phát trong giai đoạn 2008 - 2010, trước khi vụ lật đổ Tổng thống Ben Ali. Tuy nhiên, bất chấp các cuộc biểu tình đang diễn ra, chính phủ lâm thời vẫn quyết định thực hiện các biện pháp của IMF bằng cách tăng giá điện và gas; tăng thuế đối với các phương tiện giao thông (biện pháp này đặc biệt ảnh hưởng đến tài xế taxi và nông dân).
Về cơ bản, IMF tiếp tục tài trợ cho các chính sách tương tự mà họ đã thúc đẩy trong chế độ Ben Ali như: tư nhân hóa các nguồn lực của nhà nước, xây dựng thị trường vốn mở, ổn định tiền tệ, cắt giảm tiền lương, cắt giảm chi tiêu của chính phủ cho các chương trình xã hội; thúc đẩy quan hệ đối tác công tư (PPP), cũng như thiết lập một thị trường lao động ‘linh hoạt và tự do hóa phù hợp với Khung đồng thuận Washington. Mặc dù có sự thay đổi về tên gọi, các biện pháp cải cách thể chế kinh tế ở Tunisia do các tổ chức quốc tế như IMF áp đặt vẫn tương đối không thay đổi và có rất ít tác dụng trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội từng dẫn đến cuộc nổi dậy.
141