Yêu cầu chuyển đổi sang cơ chế thị trường

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Cải cách thể chế kinh tế ở các nước châu Phi và bài học kinh nghiệm (Trang 88 - 91)

CHƯƠNG 3. CẢI CÁCH THỂ CHẾ KINH TẾ Ở CHÂU PHI

3.1. Bối cảnh và nguyên nhân của cải cách thể chế kinh tế ở châu Phi

3.1.3. Yêu cầu chuyển đổi sang cơ chế thị trường

Phần lớn các nước châu Phi, nhất là châu Phi nam Sahara, hình thành vào những năm 1960 sau những quá trình đấu tranh giành độc lập khó khăn. Vào thời điểm đó, phần lớn các chính phủ châu Phi đều thừa nhận vai trò quan trọng của khu vực công trong nền kinh tế như một thực tế tự nhiên. Các chế độ thuộc địa sau năm 1945 đã lập ra cơ chế để can thiệp sâu rộng vào nền kinh tếnhư các cơ quan kế hoạch, các công ty nhà nước hoặc nửa nhà nước nửa tư nhân và thiết lập các biện pháp kiểm soát tiền lương, giá cả.

Các nhà lãnh đạo mới của châu Phi cũng ủng hộ việc triển khai cơ chế kế hoạch hoá tập trung và kiểm soát kinh tế. Về mặt ý thức hệ, họ xem có mối liên

77

hệ mật thiết giữa chủ nghĩa tự bản tự do với chủnghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc. Ngoài ra, Liên Xô và Trung Quốc đã có những tác động nhất định đến đường lối phát triển của nhiều nước châu Phi. Nhiều nhà lãnh đạo châu Phi tin rằng, các nước châu Phi tuy đa dạng về sắc tộc, tôn giáo song vẫn đạt được sự thống nhất chính trị là nhờ sức mạnh của ý thức hệ xã hội chủ nghĩa. Ngay cả khi không bịảnh hưởng bởi ý thức hệ xã hội chủ nghĩa thì các nước châu Phi cũng đứng trước những sức ép phải cần sự can thiệp sâu của nhà nước như: nguồn vốn hạn chế và khu vực tư nhân yếu kém. Tại nhiều nước châu Phi, khu vực tư nhân rất nhỏ và chủ yếu tham gia vào lĩnh vực thương mại. Doanh nhân địa phương chủ yếu là thương nhân, người buôn bán và môi giới chứ không phải là các nhà sản xuất công nghiệp. Các doanh nghiệp nhà nước có lợi thếđể tiếp nhận chuyển giao công nghệ trong những lĩnh vực chiến lược, tiếp cận được tín dụng và đào tạo nguồn nhân lực mà những doanh nghiệp nhỏ không thực hiện được. Do vậy, khu vực này là giải pháp giúp mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao hình ảnh, bản sắc dân tộc.

Bầu không khí học thuật ở châu Phi cũng bị chi phối bởi đường lối cánh tả và chủ nghĩa nhà nước. Người dân châu Phi sinh sống và học tập ở châu Âu sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai cũng thường tham gia các đảng phái và tổ chức cánh tả nhằm phản đối chế độ thuộc địa. Các học giả châu Phi trong những năm 1950 và 1960 ủng hộ mạnh mẽ sự can thiệp của nhà nước vào thịtrường nhằm bảo vệ lợi ích của dân chúng. Họ cũng nhấn mạnh rằng, với truyền thống và giá trị cộng đồng sâu sắc, các nước châu Phi cần chủ nghĩa xã hội. Các học giả lớn của châu Phi như Sekou Toure, Leopold Senghor, Kenneth Kaunda, Julius Nyerere và Franz Fanon đều tin rằng, quản lý theo mô hình kế hoạch hoá và chủ nghĩa xã hội có thể dùng để khắc phục những thất bại của thị trường - nguyên nhân gây ra nạn nghèo khổ, ngu dốt và dịch bệnh ở châu Phi.

Từnăm 1960 đến đầu những năm 1980, có ít nhất 16 nước châu Phi Nam Sahara đã theo đuổi ý thức hệ xã hội chủ nghĩa hoặc phát triển theo hướng xã hội

78

chủ nghĩa (theo mô hình Xô Viết hay Trung Quốc) như Angola, Benin, Burkina Faso (lúc đó là Upper Volta), Congo-Brazzaville, Ethiopia, Ghana, Guinea- Bissau, Guinea, Madagascar, Mali, Mozambique, Senegal, Sudan, Tanzania, Zambia và Zimbabwe. Ngoài ra, nhiều nước châu Phi khác cũng chấp nhận đường lối phát triển theo mô hình Xô Viết mặc dù không tuyên bố chính thức.

Một số nước như Kenya mặc dù tiến hành cơ chế thịtrường trên thực tế song dưới khẩu hiệu chủ nghĩa xã hội [81]. Kết quả của thời kỳ theo đuổi mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã dẫn đến những bất ổn, méo mó của nhiều nền kinh tế châu Phi, đặc biệt kể từ đầu thập niên 1980.

Dấu mốc quan trọng trong tiến trình cải cách kinh tế của các nước châu Phi là vào năm 1981 khi Elliot Berg, Khoa kinh tế, Đại học Michigan công bố báo cáo “Đẩy nhanh sự phát triển ở châu Phi nam Sahara: Chương trình nghị sự hành động”. Báo cáo này - còn gọi là báo cáo Berg, khuyến nghị triển khai các chính sách mở cửa thông qua việc thúc đẩy xuất khẩu tài nguyên, dỡ bỏ trợ cấp và cho phép các lực lượng thị trường xác định giá cả.

Cuộc khủng hoảng nợ quốc gia vào đầu những năm 1980 là tiền đề tốt để các định chế tài chính của Hệ thống Bretton Woods mở rộng chương trình nghị sự, áp đặt điều kiện tự do hoá cho các chính phủ để đổi lại các khoản tín dụng cứu trợ. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thiết kếcác Chương trình ổn định kinh tế vĩ mô ngắn hạn và WB thiết kế các chương trình cải cách cơ cấu (SAP) trong trung hạn. Các chương trình này đều dựa theo nguyên lý “Đồng thuận Washington”, cho rằng: nhà nước nên can thiệp ở mức ít nhất vào nền kinh tế, cần phải bảo vệ sở hữu tư nhân, mở cửa và tự do hóa nền kinh tế, ổn định vĩ mô và thúc đẩy dân chủ - coi đây là cốt yếu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, nội dung chính của các chương trình điều chỉnh cơ cấu (SAP) và ổn định kinh tế vĩ mô của WB và IMF gồm:

- Thực hiện biện pháp khắc khổ, giảm chi tiêu chính phủ để giảm thâm hụt ngân sách

79

- Tăng thuế doanh thu để cải thiện nguồn thu

- Kiểm soát lạm phát, chủ yếu thông qua chính sách tiền tệ (tăng lãi suất) và thực hiện chínhsách tài khoá khắc khổ

- Tư nhân hoá các ngành công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, nhằm tăng nguồn thu và tăng hiệu quả của khu vực này

- Giảm kiểm soát thị trường nhằm khuyến khích cạnh tranh

- Mở cửa kinh tế và tự do hoá thương mại, dỡ bỏ các rào cản thuế khoá và bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước

- Chấm dứt trợ giá thực phẩm

- Phá giá đồng tiền để khôi phục lại khả năng cạnh tranh và giảm thâm hụt tài khoản vãng lai

Sau khi khối chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu sụp đổ, làn sóng tự do hoá trở thành phổ biến. Tại Hội nghị các nguyên thủ quốc gia châu Phi ở La Baule năm 1990, Tổng thống Pháp đã tuyên bốủng hộ các tiến trình dân chủ ở châu lục này.

Đồng thời, các tổ chức quốc tế và cộng đồng tài trợ bắt đầu đẩy mạnh các chương trình điều chỉnh cơ cấu đối với các nước châu Phi. Với nỗ lực chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nhiều nước châu Phi đã chú trọng thực hiện tự do hoá; khiến quá trình này là đặc điểm nổi bật và trọng tâm của cải cách thể chế kinh tế ở châu Phi trong vòng hơn 3 thập kỷ qua. Tuy nhiên, quá trình tự do hóa kinh tế ở nhiều nước châu Phi không mang lại kết quả phát triển giống nhau mặc dù có một mẫu số chung là nó đã giúp thiết lập nên được cơ chế thị trường. Điều đó cho thấy, kinh tế thị trường chỉ là phương tiện, còn kết quả phát triển, sự thịnh vượng và giàu có của các quốc gia còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Cải cách thể chế kinh tế ở các nước châu Phi và bài học kinh nghiệm (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)