1.1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động TTQT của NHTM
1.1.6. Các phương thức TTQT
1.1.6.3. Phương thức tín dụng chứng từ
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận mà trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở L/C) đáp ứng những nhu cầu của khách hàng (người xin mở L/C) cam kết hay cho phép ngân hàng khác chi trả hoặc chấp thuận những yêu cầu của người hưởng lợi khi những điều kiện quy định trong thư tín dụng được thực hiện đúng và đầy đủ (Nguyễn Văn Tiến, 2009).
Theo điều 2 UCP 600 thì: “Tín dụng là một thỏa thuận, dù cho được mô tả hay đặt tên như thế nào, nhưng không thể hủy bỏ và do đó là một cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành về việc thanh toán cho một xuất trình phù hợp”.
So với các phương thức thanh toán khác, thanh toán bằng L/C được xem là phương thức đã dung hòa được lợi ích và rủi ro giữa nhà XK và nhà NK.
Đối với nhà XK: được NHPH L/C (không phải nhà NK) bảo đảm thanh toán chắc chắn nếu xuất trình được bộ chứng từ XK phù hợp.
Đối với nhà NK: được NHPH L/C bảo đảm không phải trả tiền chừng nào chưa nhận được bộ chứng từ NK phù hợp.
Quy trình nghiệp vụ:
Hình 1.3: Sơ đồ quy trình nghiệp vụ L/C
(7) Ngân hàng phát hành
(Isussing Bank)
Ngân hàng thông báo (Advising Bank) (3)
Người hưởng (Beneficiary)
(4) (1)
(9)
Người mở (Applicant)
(2)
(7)
(6) (8)
(6)
Chú thích:
Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán theo phương thức L/C.
Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến Ngân hàng phục vụ mình (Ngân hàng phát hành) yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng.
Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, NHPH thư tín dụng sẽ lập một thư tín dụng và thông qua NH đại lý của mình ở nước người xuất khẩu thông báo việc mở thư tín dụng và chuyển thư tín dụng đến nhà xuất khẩu.
Khi nhận được thông báo này, NHTB sẽ thông báo cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung thông báo về việc mở thư tín dụng đó, và khi nhận được bản gốc thư tín dụng thì chuyển ngay cho nhà xuất khẩu.
Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng, nếu không thì đề nghị người nhập khẩu thông qua NHPH L/C sửa đổi, bổ sung thư tín dụng cho phù hợp với hợp đồng.
Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng, xuất trình qua NHTB cho NHPH L/C đề nghị thanh toán.
NHPH L/C kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì tiến hành trả tiền nhà xuất khẩu. Nếu thấy không phù hợp, NH từ chối thanh toán và gửi lại toàn bộ chứng từ cho người xuất khẩu.
NHPH L/C đòi tiền người nhập khẩu và chuyển toàn bộ chứng từ cho họ sau khi nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán.
Nhà nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, nếu không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền.
Ưu, nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ:
Ưu điểm:
Đối với nhà XK:
Nhận được cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành L/C. Điều này giúp nhà XK hạn chế rủi ro thanh toán do NHTM hoạt động độc lập trên cơ sở chứng từ và không chịu tác động của của hàng hóa.
Do nhận được cam kết thanh toán của một NHTM nên nhà XK có nhiều thuận tiện trong việc sử dụng nhiều dịch vụ của các NHTM khác như : thông báo, xác nhận L/C, tư vấn hoàn thiện BCT, chiết khấu, thanh toán…
Đối với nhà NK:
Nhận được sự tài trợ của ngân hàng phát hành thông qua phát hành L/C.
Ngân hàng phát hành có thể chấp thuận cho nhà NK ký quỹ thanh toán nhỏ hơn 100% giá trị L/C tùy vào chỉ số xếp hạng tín nhiệm của khách hàng của nhà NK.
Nhận được các dịch vụ khác của NHTM như giao dịch phái sinh tiền tệ nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá, mua bán ngoại tệ giao ngay, bảo lãnh nhận hàng, tư vấn…
Đối với ngân hàng:
Mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho NHTM thông qua việc phát hành, xác nhận, thông báo L/C, thanh toán, chấp nhận, chiết khấu BCT.
Thông qua phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng có cơ hội phát triển các dịch vụ ngân hàng khác như tư vấn, huy động vốn, kinh doanh ngoại tệ, giao dịch phái sinh…
Nhược điểm:
Đối với nhà XK:
Nhà XK có thể gặp các rủi ro như: (1) Nhà NK không làm thủ tục mở L/C làm nhà XK không thể giao hàng theo hợp đồng, (2) L/C hay tu chỉnh L/C giả gây ra rủi ro về thanh toán, (3) Nhà XK không thể thực hiện được các yêu cầu của thư tín dụng, hay xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với yêu cầu L/C nên bị từ chối thanh toán, (4) Ngân hàng phát hành L/C bị rủi ro trong quá trình kinh doanh dẫn đến không thể thực hiện cam kết thanh toán cho người thụ hưởng.
Đối với nhà NK:
Nhà NK gặp những rủi ro như: (1) Nhà XK không giao hàng hoặc giao hàng sai dẫn đến bộ chứng từ sai, ngân hàng phát hành L/C sẽ không thanh toán. Nhà NK tuy không mất tiền chi trả nhưng phải chịu phí mở L/C và bị tổn thất vì không hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh do không nhận được hàng, (2) Bộ chứng từ phù hợp với các quy định trong L/C nhưng hàng hóa không đúng như hợp đồng. Nhà NK phải chi trả tiền nhưng lại nhận hàng hóa không đứng theo yêu cầu.
Đối với ngân hàng:
Ngân hàng gặp những rủi ro như: (1) Người đề nghị mở L/C không thanh toán bộ chứng từ phù hợp. Rủi ro này do ngân hàng phát hành L/C sai lầm trong thẩm định đánh giá khách hàng, hoặc năng lực tài chính của khách hàng giảm sút sau khi phát hành L/C hay khách hàng lừa đảo, (2) Rủi ro trong quá trình tác nghiệp phát sinh trong toàn bộ quá trình tín dụng chứng từ như soạn thảo, phát hành, thông báo, xác nhận L/C, chiết khấu, thanh toán, kiểm tra bộ chứng từ...