Chú thích:
Bước 1 (bước này chỉ xuất hiện trong nghiệp vụ chuyển tiền ngoại thương): Nhà XK thực hiện việc giao hàng, đồng thời chuyển giao bộ chứng từ.
Bước 2: Sau khi kiểm tra bộ chứng từ (hoặc hàng hóa), nếu quyết định trả tiền thì nhà NK viết lệnh chuyển tiền (bằng M/T hoặc T/T) cùng với ủy nhiệm chi
(3) 0)) Ngân hàng trả tiền
(Paying Bank)
Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank) (4)
Người chuyển tiền (Remitter) (2) 0)) (1) 0)) (5) 0))
Người hưởng lợi (Beneficiary)
Bước 3: Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền, nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiện trích tài khoản để chuyển tiền và gửi giấy báo Nợ cho nhà NK.
Bước 4: Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng M/T hay T/T theo yêu cầu của người chuyển tiền) cho ngân hàng đại lý (ngân hàng trả tiền) để chuyển trả cho người thụ hưởng.
Bước 5: Ngân hàng trả tiền ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng, đồng thời gửi giấy báo có cho người hưởng lợi.
Ưu, nhược điểm của phương thức chuyển tiền Ưu điểm:
Tốc độ thanh toán nhanh, hồ sơ thanh toán đơn giản và chi phí thanh toán thấp. Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán và hưởng phí.
Nhược điểm
Không có sự ràng buộc giữa việc giao nhận hàng và việc thanh toán nên tạo rủi ro cho nhà XK hoặc nhà NK. Chuyển tiền trả sau rất rủi ro cho nhà XK nếu nhà NK nhận hàng nhưng không trả tiền, trong khi chuyển tiền trả trước thì rủi ro cho nhà NK nếu nhà XK nhận tiền nhưng không giao hàng.
Do đó chỉ sử dụng phương thức này trong trường hợp hai bên mua bán đã có sự tin tưởng, hợp tác lâu dài, tín nhiệm lẫn nhau và thanh toán các khoản tương đối nhỏ như thanh toán chi phí có liên quan đến XNK, chi phí vận chuyển bảo hiểm, bồi thường thiệt hại, hoặc dùng trong thanh toán phi mậu dịch, chuyển vốn, chuyển lợi nhuận về nước.
1.1.6.2. Phƣơng thức nhờ thu
Khái niệm:
Nhờ thu là phương thức thanh toán, trong đó, nhà XK (người bán hàng) sau khi hoàn thành nghĩa vụ chuyển giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng, uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên mua (nhà NK) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác(Nguyễn Văn Tiến, 2009).
Quy trình nghiệp vụ