2.5 Đánh giá chung về hoạt động TTQT tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận
2.5.1 Những mặt đạt được và nguyên nhân
2.5.1.1 Những mặt đạt đƣợc:
Thứ nhất, kết quả hoạt động thanh toán quốc tế đang có chiều hướng tăng trưởng khả quan
Qua phân tích thực trạng phát triển hoạt động TTQT theo quan điểm ngân hàng. Sau giai đoạn tụt dốc năm 2015, doanh số thanh toán XNK bắt đầu có chiều
thu từ phí dịch vụ TTQT, từ đó phát triển hoạt động TTQT tại chi nhánh. Thêm vào đó tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Bình Thuận thể hiện qua chỉ tiêu huy động vốn và dư nợ cũng duy trì ở mức ổn định qua các năm 2014-2018, tuy có giảm đôi chút những vẫn giữ vững vị trí số một tại địa bàn Bình Thuận, phản ánh vị thế của Agribank trong ngành ngân hàng, góp phần vào việc đảm bảo khả năng phát triển bền vững cho Agribank Bình Thuận.
Thứ hai, danh mục sản phẩm dịch vụ TTQT cơ bản được hoàn thiện, đáp ứng hầu hết nhu cầu thị trường
Agribank đã có một hệ thống đầy đủ các sản phẩm dịch vụ TTQT thông dụng đáp ứng các nhu cầu phổ biến của Khách hàng cá nhân, Khách hàng Doanh nghiệp và Định chế tài chính. Agribank có ưu thế về triển khai các sản phẩm dịch vụ đặc trưng như: Thanh toán biên mậu với thị trường Trung Quốc, Lào.
Agribank không ngừng chủ động, tích cực làm việc với các ngân hàng nước ngoài bổ sung tiện ích mới cho sản phẩm, dịch vụ TTQT hiện có như: truy cập hệ thống Trade Platform để tra cứu thông tin về L/C, dịch vụ chuyển tiền nguyên món, chuyển tiền nhanh, thanh toán sớm, dịch vụ vấn tin trực tuyến, dịch vụ thanh toán giá trị thấp, thông báo L/C, dịch vụ chia sẻ phí.
Một số sản phẩm mới của Agribank đã góp phần cạnh tranh so với các ngân hàng khác như sản phẩm UPAS L/C, L/C theo chương trình GSM 102 và Eximbank, chuyển tiền đa ngoại tệ, thanh toán biên mậu trực tuyến với thị trường Lào qua hệ thống CBPS. Hầu hết các sản phẩm đều được khách hàng đánh giá cao đã giúp gia tăng tiện ích cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ, góp phần tăng thu dịch vụ cho chi nhánh.
Thứ ba, hệ thống kênh phân phối được chú trọng và phát triển, là nền tảng quan trọng phát triển hoạt động TTQT tại chi nhánh
Trước đây, chỉ tại hội sở Agribank Bình Thuận mới được thực hiện giao dịch TTQT trực tiếp. Bắt đầu năm 2104, Agribank Bình Thuận đã triển khai dịch vụ TTQT đến các chi nhánh huyện và phòng giao dịch trên toàn Tỉnh Bình Thuận, góp phần mở rộng mạng lưới hoạt động TTQT, gia tăng độ nhận diện thương hiệu, đem
lại nhiều tiện ích hơn cho khách hàng, thu hút khách hàng, từ đó phát triển hoạt động TTQT.
2.5.1.2 Nguyên nhân:
Thứ nhất, cơ chế chính sách của Agribank đã có những điều chỉnh phù hợp với xu thế phát triển và đổi mới trong hoạt động kinh tế đối ngoại
Giai đoạn 2014 - 2018, Agribank ban hành mới nhiều quy trình, quy định về hoạt động TTQT, KDNT rừ ràng, chi tiết đó thỏo gỡ và giải quyết cỏc khú khăn, vướng mắc trong hoạt động nghiệp vụ. Đồng thời, Agribank luôn chủ động cập nhật văn bản, chỉ đạo, định hướng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), kịp thời ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các quy trình, quy chế, văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện phù hợp với từng thời kỳ để điều chỉnh hoạt động kinh doanh đối ngoại linh hoạt, hiệu quả, tuân thủ quy định pháp luật có liên quan.
Agribank đã ban hành một số chính sách nhằm hỗ trợ và thu hút khách hàng xuất nhập khẩu (cho vay thu mua, chế biến, xuất khẩu thủy sản, lương thực, cà phê, nông sản); tích cực khai thác nguồn vốn ngoại tệ từ nước ngoài từ các chương trình tài trợ nhập khẩu, cho phép chi nhánh linh hoạt trong tỷ lệ ký quỹ mở L/C…). Các chính sách này đã hỗ trợ khôi phục phần nào lượng khách hàng bị mất trong giai đoạn thắt chặt tín dụng.
Thứ hai, có sự chuyển biến tích cực về mặt quan điểm, nhận thức cần tập trung mở rộng hoạt động TTQT
Dưới sự chỉ đạo liên tục và nhất quán từ Agribank Việt Nam, trong những năm gần đây, nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động TTQT tại Agribank Bình Thuận đã có sự thay đổi lớn từ Ban lãnh đạo đến cán bộ nhân viên. Các nội dung về hoạt động TTQT luôn được quan tâm tại các báo cáo, chỉ đạo điều hành, các cuôc họp giao ban, họp Ban lãnh đạo, họp triển khai Kế hoạch kinh doanh toàn chi nhánh…Những thay đổi trong nhận thức được cụ thể hóa bằng những kế hoạch và hành động quyết liệt hơn, góp phần phát triển hoạt động TTQT tai chi nhánh.
Thứ ba, lợi thế về thương hiệu Agribank
Agribank từng bước thực hiện định hướng phát triển trở thành ngân hàng mạnh, hiện đại, có uy tín trong nước, vươn tầm ảnh hưởng ra thị trường tài chính khu vực và thế giới; chú trọng hợp tác với các đối tác Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc trong TTQT, KDNT, khai thác tối đa sự hỗ trợ của các đối tác trong hợp tác đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm; tổ chức nhiều sự kiện có ý nghĩa.
Agribank được nhận nhiều giải thưởng do các ngân hàng uy tín trên thế giới trao tặng: Chất lượng TTQT xuất sắc do Ngân hàng Wells Fargo và Ngân hàng JP Morgan trao tặng; Chất lượng điện đạt chuẩn tự động cao do Ngân hàng BNY Mellon trao tặng… đã góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu Agribank trên trường quốc tế. Agribank Bình Thuận đã được thừa hưởng lợi thế từ thương hiệu Agribank, do đó có nhiều thuận lợi trong quá trình hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động TTQT nói riêng.
Thứ tư, hệ thống công nghệ thông tin làm nền tảng vững chắc cho việc tác nghiệp trong hoạt động TTQT
Agribank đã chú trọng ứng dụng công nghệ trong hoạt động nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối: ứng dụng hệ thống CoreBanking, Internet Banking và hệ thống Realtime trong giao dịch kinh doanh ngoại tệ, hệ thống CBPS trong hoạt động thanh toán biên mậu...Nhờ đó, hoạt động kinh doanh đối ngoại của toàn hệ thống được quản lý tập trung, trực tuyến, giảm thiểu rủi ro giao dịch, hỗ trợ cho hạch toán tự động trên IPCAS, tốc độ xử lý giao dịch nhanh, tăng tính bảo mật thông tin, tiết kiệm thời gian và hạn chế sai sót, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và hiệu quả hoạt động.
2.5.2 Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân