2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được thành lập vào ngày 20/03/1988 theo Nghị định số 53/NĐBT với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Khi mới thành lập còn gặp nhiều khó khăn song đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã trở thành Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
Agribank Bình Thuận là chi nhánh loại I (CN cấp Tỉnh) trực thuộc Agribank Việt Nam, có trụ sở giao dịch tại số 2-4 đường Trưng Trắc, phường Đức Nghĩa, TP.
Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Đến 31/12/2018, mạng lưới hoạt động của Agribank Bình Thuận gồm có Hội sở chính đặt tại TP. Phan Thiết vừa thực hiện chức năng quản lý điều hành, vừa thực hiện chức năng kinh doanh và 14 chi nhánh loại II trực thuộc (CN cấp huyện), 7 phòng giao dịch phân bố đều trên địa bàn Tỉnh. Cơ cấu tổ chức của phòng ban tại Hội sở chính gồm có Ban giám đốc, phòng Khách hàng Cá nhân và Hộ Sản xuất, phòng Khách hàng doanh nghiệp, phòng Kế toán ngân quỹ, phòng Kinh doanh ngoại hối, Phòng Dịch Vụ và Marketing, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Điện toán và phòng Hành chính nhân sự.
Hình 2.1 : Sơ đồ mô hình tổ chức hoạt động của Agribank Việt Nam
HỘI ĐỒNG THÀNH
VIÊN
BAN, PHềNG TRUNG TÂM NGHIỆP VỤ
TẠI TSC TỔNG GIÁM ĐỐC
ỦY BAN RỦI RO ỦY BAN
CHÍNH SÁCH
BAN KIỂM SOÁT
HỆ THỐNG KIỂM TRA KIỂM SOÁT
NỘI BỘ
SỞ GIAO DỊCH
CHI NHÁNH
LOẠI I
VĂN PHềNG ĐẠI DIỆN
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
CÔNG TY TRỰC
THUỘC
PHềNG GIAO DỊCH
CHI NHÁNH LOẠI II
CHI NHÁNH
PHềNG GIAO PHể TỔNG GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN
TRƯỞNG
ỦY BAN NHÂN SỰ THƢ KÝ
HĐTV
2.1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận giai đoạn 2014-2018
Giai đoạn 2014-2018 tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bình Thuận trong bối cảnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn; Với những cố gắng trong chỉ đạo điều hành của Đảng bộ và Chính quyền địa phương, với sự nỗ lực của các ngành, các cấp; kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận đã tiếp tục chuyển biến tích cực. Khai thác hải sản ổn định;
chăn nuôi tiếp tục được hồi phục; công nghiệp tăng trưởng khá; hoạt động thương mại và du lịch tiếp tục phát triển; xuất khẩu hàng may mặc tăng khá; giá mặt hàng tiêu dùng biến động tăng không đáng kể; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Mặc dù vậy, một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh cũng gặp không ít khó khăn: Thời tiết sản xuất nông nghiệp không mấy thuận lợi, sản lượng lương thực đạt thấp so với năm trước; Tiến độ xây dựng các khu công nghiệp chậm; thu hút đầu tư nước ngoài ít; giá hàng nông sản giảm và đứng ở mức thấp; xuất khẩu nông sản đạt thấp so với kế hoạch, giảm sút so với năm trước... đã ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong tỉnh.
Về phía Agribank chi nhánh Bình Thuận đã triển khai kịp thời, đầy đủ những Nghị quyết, Chỉ thị, quy định, văn bản chỉ đạo điều hành của Agribank Việt Nam;
Triển khai thực hiện kịp thời chính sách tín dụng và các giải pháp tăng trưởng tín dụng; Thực hiện đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu, trong đó xem xét đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng nếu khách hàng có đủ điều kiện để phục hồi sản xuất.
Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tiếp cận vay vốn thúc đẩy kinh tế- xã hội của địa phương phát triển; cùng với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể CBCNV nên hoạt động kinh doanh của đơn vị vẫn ổn định.
2.1.2.1 Tình hình huy động vốn
Tiếp tục xác định nguồn vốn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, xuyên suốt trong giai đoạn 2014-2018. Triển khai có hiệu quả các sản phẩm huy động vốn phù hợp với thị hiếu khách hàng. Chú trọng tăng trưởng nguồn vốn ổn định từ dân cư và nguồn vốn không kỳ hạn có lãi suất thấp, chủ động tiếp cận các tổ chức cung ứng
sản phẩm dịch vụ để vận động thanh toán qua Agribank, khai thác tối đa nguồn vốn không kỳ hạn kết dư trong thanh toán.
Thực hiện nghiêm túc các quy định của NHNN, Agribank Việt Nam về áp dụng lãi suất huy động đối với VNĐ và Đô la Mỹ. Thường xuyên nắm bắt thông tin về lãi suất huy động vốn của các TCTD khác trên địa bàn để xử lý linh hoạt trong phạm vi cho phép của Agribank Việt Nam đảm bảo khả năng cạnh tranh, tránh biến động giảm nguồn vốn.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2014-2018 (Đơn vị: Tỷ đồng)
(Nguồn:Tổng hợp từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2014-2018 tại Agribank Bình Thuận).
Nguồn vốn huy động tăng đều qua các năm đến 2018 đạt 11,584 tỷ đồng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không đều. Trong giai đoạn 2014-2017, thị phần ổn định ở mức 36-38% nhưng trong năm 2018, thị phần sụt giảm còn 34%, nguyên nhân do cơn sốt của thị trường bất động sản nên khách hàng rút tiền gửi để đầu tư sinh lời.
Mặc khác mặt bằng lãi suất huy động vốn của Agribank thường thấp hơn các ngân hàng thương mại khác cùng đóng trên địa bàn gây khó khăn cho chi nhánh trong Năm
Chỉ tiêu
2014 2015 2016 2017 2018
Huy động vốn
7,154 8,224 9,282 10,925 11,584
Mức tăng trưởng (%)
14.96 12.86 17.7 6
Thị phần (%)
37.3 37.8 36.1 36 34
công tác huy động vốn. Nhìn chung Agribank vẫn chiếm thị phần huy động vốn cao nhất trên địa bàn Tỉnh Bình Thuận.
2.1.2.2 Đầu tƣ vốn
Thực hiện đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với tăng trưởng nguồn vốn. Tích cực tìm kiếm khách hàng đủ điều kiện vay vốn ở tất cả các ngành, lĩnh vực, để tăng trưởng tín dụng ngay những tháng đầu năm kế hoạch. Tập trung vốn cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Phục vụ tốt cho vay vốn sản xuất kinh doanh, bảo đảm đủ vốn cho vay sản xuất mùa vụ, chăn nuôi, chế biến, cho vay phục vụ đời sống. Triển khai chương trình cho vay phát triển thủy sản theo Nghị định 67 của Chính phủ, cho vay hỗ trợ nhà ở…
Tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện tốt kiểm tra trước, trong, sau khi cho vay, công tác thẩm định luôn chú trọng hiệu quả kinh tế của dự án. Bám sát khách hàng doanh nghiệp, hộ vay đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn, hạn chế nợ xấu phát sinh, kiểm soát chặt chẽ việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Tiếp tục duy trì mối quan hệ giữa Agribank chi nhánh với các tổ chức chính trị, đoàn thể, các cơ quan bảo vệ pháp luật. Phối hợp tốt với các cơ quan, tổ hội nhằm đảm bảo tăng trưởng dư nợ gắn liền tăng trưởng chất lượng tín dụng, đưa vốn đến tay người nông dân, đồng thời thu hồi và xử lý nợ xấu.
Bảng 2.2: Tình hình đầu tư vốn tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2014-2018 (Đơn vị: Tỷ đồng)
(Nguồn:Tổng hợp từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2014-2018 tại Agribank Bình Thuận)
Sau thời gian nhiều năm giữ vững mức thị phần 41-42% thì đến năm 2018, thị phần của Agribank đang có chiều hướng giảm dần ở mức 39.5%, tốc độ tăng trưởng đạt tỷ lệ 13.9%, thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng bình quân chung của ngành tại Bình Thuận. Nguyên nhân chính là do ngày càng nhiều TCTD mở chi nhánh tại Bình Thuận tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đây là yếu tố chi nhánh cần đặc biệt quan tâm trong thời gian sắp tới không riêng lĩnh vực cho vay mà còn tất cả các lĩnh vực khác như huy động vốn, sản phẩm dịch vụ…
2.2 Thực trạng phát triển hoạt động TTQT của Ngân hàng Nông nghiệp và