Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình thuận (Trang 100 - 104)

2.5 Đánh giá chung về hoạt động TTQT tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận

2.5.2 Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân

2.5.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, thiếu sự đa dạng về cơ cấu khách hàng và ngành hàng xuất nhập khẩu

Về cơ cấu khách hàng, khách hàng XNK tại Agribank Bình Thuận chủ yếu là khách hàng truyền thống, tỉ lệ khách hàng là doanh nghiệp FDI rất ít. Nguyên nhân khách hàng FDI thường phụ thuộc vào công ty mẹ chủ yếu giao dịch với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hơn nữa nguồn vốn tín dụng cần cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI là rất lớn, trong khi đó nguồn lực chi nhánh còn hạn chế. Chưa kể chính sách ưu đãi tín dụng, lãi suất, tỷ giá cho đối tượng khách hàng này hầu như chưa có hoặc không đồng bộ, nên khó thu hút được đối tượng khách hàng này.

Về cơ cấu ngành hàng xuất nhập khẩu, cơ cấu ngành hàng xuất nhập khẩu thanh toán qua Agribank Bình Thuận chủ yếu hạn chế ở những mặt hàng truyền thống như nông lâm thủy sản, giá trị xuất nhập khẩu không lớn (xuất khẩu thủy sản chỉ chiếm trung bình khoảng 4-5 % tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước), đồng thời

sản lượng xuất khẩu nhóm hàng này khá bấp bênh do phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và chính sách bảo hộ của các thị trường nhập khẩu; chưa mở rộng được sang nhóm mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực như: dệt may, da giầy, máy móc linh kiện điện tử trong khi giá trị xuất nhập khẩu của nhóm mặt hàng này rất lớn. Nguyên nhân do tỷ trọng xuất khẩu nhóm mặt hàng chủ lực thuộc về khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI), nhưng Agribank Bình Thuận khó tiếp cận được nhóm khách hàng này.

Thứ hai, truyền thống hoạt động của Agribank

Bên cạnh chức năng kinh doanh thông thường như những NHTM khác, Agribank vẫn đảm trách những nhiệm vụ chính trị trọng yếu trên thị trường tín dụng nông nghiệp nông thôn, giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Hạn mức tín dụng dành cho các đối tượng khách hàng khác rất hạn chế. Dịch vụ TTQT không phải là một sản phẩm riêng biệt mà luôn gắn liền với hoạt động tín dụng và kinh doanh ngoại tệ nên việc một khách hàng mới quyết định có giao dịch với Agribank hay không phụ thuộc vào việc NH có thể cấp tín dụng và đáp ứng nhu cầu về mua bán ngoại tệ cho khách hàng. Đến 2008, bộ phận TTQT mới được thành lập tại Agribank Bình Thuận, hoạt động TTQT đã đi sau các ngân hàng khác một thời gian khá dài, làm giảm lợi thế cạnh tranh cũng như khả năng chiếm lĩnh thị phần.

Thứ ba, đội ngũ nhân viên làm nghiệp vụ thanh toán quốc tế còn mỏng, thiếu cán bộ có kinh nghiệm

Trình độ nghiệp vụ của cản bộ làm công tác thanh toán quốc tế chưa cao, việc đào tạo nghiệp vụ tại Chi nhánh hiện nay chủ yếu vẫn dựa trên cơ sở tự đào tạo, các chương trình đào tạo về nghiệp vụ của NHNo&PTNT Việt Nam cũng chưa bao quát đầy đủ, kinh nghiệm để xử lý những vấn đề phức tạp hoặc những tranh chấp trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ còn chưa nhiều. Kiến thức về luật thương mại quốc tế, các thông lệ quốc tế trong ngoại thương còn thiếu.

Thứ tư, hoạt động marketing cho thanh toán quốc tế của chỉ nhánh chưa

Vấn đề quảng cáo, giới thiệu các dịch vụ thanh toán quốc tế đến tổ chức và cá nhân có nhu cầu chưa được quan tâm đúng mức, việc quảng cáo trên website của ngân hàng còn hạn chế cả về nội dung và hình thức.

Cho đến thời điểm hiện tại Agribank chưa thực hiện chiến dịch quảng bá sản phẩm kinh doanh ngoại hối có tính thống nhất và quy mô toàn hệ thống. Hầu hết các chi nhánh tự tổ chức quảng bá nhóm sản phẩm này thông qua hình thức gặp gỡ, tiếp thị trực tiếp khách hàng, chưa có chiến lược, chương trình chung cho cả hệ thống.

Thứ năm, công tác kiểm tra giám sát còn nhiều bất cập

Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá trực tiếp hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Chi nhánh chưa thực hiện một cách thường xuyên và hiệu quả. Ngay tại TSC, cơ chế phòng ngừa và xử lý rủi ro vẫn thực hiện phân tán, không tập trung. Cơ chế quản lý rủi ro hiệu quả không cao nên Agribank khó triển khai được các sản phẩm thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại mới với tỷ suất lợi nhuận cao như chiết khấu bộ chứng từ TTr; bao thanh toán; nhờ thu theo hình thức CAD; chiết khấu trên cơ sở bộ chứng từ phù hợp với L/C không phụ thuộc vào hạn mức…; trong khi hầu hết các NHTM khác đều đã cung ứng những sản phẩm dịch vụ này. Điều này đã làm giảm lợi thế cạnh tranh của Agribank.

Thứ sáu, chính sách hạn chế của Ngân hàng nhà nước

Cho đến nay NHNN chưa chấp thuận cho Agribank mở tài khoản Nostro đồng CNY ở Trụ sở chính trong khi các NHTM khác đều đã mở tài khoản này. Vì vậy, các Chi nhánh của Agribank khó cạnh tranh được về tỷ giá mua bán CNY/VND và tỷ giá hoán đổi USD/CNY với các NHTM khác có mở tài khoản Nostro CNY; đồng thời gặp khó khăn trong việc điều hòa nguồn vốn CNY.

Agribank đã có nhiều văn bản kiến nghị gửi NHNN nhưng chưa có trả lời chính thức.

KẾT LU N CHƯƠNG 2

Chương 2 đã kết hợp giữa nghiên cứu thống kê, phân tích số liệu dưới góc độ ngân hàng và nghiên cứu định lượng qua khảo sát khách hàng nhằm xác định những mặt được, những tồn tại, hạn chế từ đó xác định được nguyên nhân trong quá trình phát triển hoạt động TTQT tại Agribank Bình Thuận

Thông qua phân tích sự phát triển hoạt động TTQT theo quan điểm ngân hàng, ta có thể nhận định được thực trạng quy mô phát triển hoạt động TTQT, mặc dù kết quả hoạt động kinh doanh nói chung của Agribank Bình Thuận là tương đối tốt thể hiện qua các chỉ tiêu huy động vốn và dư nợ, nhưng kết quả hoạt động TTQT nhìn chung chưa tương xứng với tiềm năng phát triển, thị phần TTQT còn quá khiêm tốn.

Dưới góc độ khách hàng, thông qua khảo sát và xử lý số liệu, kết quả cho thấy khách hàng chưa hài lòng với dịch vụ TTQT của Agribank Bình Thuận. Đồng thời kết quả định lượng cũng cho thấy có 4 nhân tố tác động chất lượng dịch vụ TTQT theo mức độ giảm dần gồm: Phương tiện hữu hình, Năng lực phục vụ, Sự tin cậy và Uy tín thương hiệu. Đây là các nhân tố mà Agribank Bình Thuận cần quan tâm cải thiện nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT.

Kết hợp các kết quả phân tích sự phát triển hoạt động TTQT của Agribank Bình Thuận dưới hai góc độ ngân hàng và khách hàng , tác giả xác định một số nguyên nhân dẫn đến những thành công và tồn tại nêu trên. Từ đó, luận văn đưa ra các giải pháp và các kiến nghị ở chương 3 nhằm mục đích phát triển hoạt động TTQT lên một tầm cao mới.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình thuận (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)