2.2 Thực trạng phát triển hoạt động TTQT của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận giai đoạn 2014-2018
2.2.3 Tình hình phát triển hoạt động TTQT của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận qua một số chỉ tiêu
(1) Sự gia tăng doanh số TTQT:
Doanh số TTQT là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh sự đánh giá trên nhiều tiêu chí theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cả về chất lượng sản phẩm TTQT và cả số lượng đạt được trong hoạt động TTQT của NH. Bởi vì, số lượng phản ánh chất lượng.
Khối lượng giao dịch lớn thể hiện: chất lượng dịch vụ trong hoạt động TTQT của ngân hàng tốt, phản ánh phí dịch vụ phù hợp, phản ánh tính mở rộng trong hoạt động TTQT.
-30%
-20%
-10%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
2014 2015 2016 2017 2018
Triệu USD
DS TTXK DS TTNK
Tăng trưởng DS TTXK Tăng trưởng DS TTNK
Bảng 2.5: Doanh số thực hiện TTQT tại Agribank Bình Thuận (Đơn vị: triệu USD)
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết hoạt động TTQT và KDNH các năm 2014- 2018 tại Agribank Bình Thuận)
Từ bảng trên, ta có thể thấy doanh số TTQT của Agribank sau giai đoạn sụt giảm của năm 2015 đã tăng trở lại trong giai đoạn 2016-2018, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không ổn định trong giai đoạn này.
Điều này một phần cho thấy các tác động do những khó khăn của nền kinh tế cũng như sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trong lĩnh vực TTQT.
Đồng thời cho thấy Agribank cần cố gắng hơn nữa để vực dậy trong các năm tới.
(2) Sự gia tăng của doanh thu phí dịch vụ hoạt động TTQT:
Hoạt động TTQT đã mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng thông qua các khoản phí, lệ phí dịch vụ thanh toán. Thông qua việc thực hiện dịch vụ thanh toán, ngân hàng đã thu được các khoản phí: Phí chuyển tiền đi, đến; Phí nhận và xử lý nhờ thu; Phí thanh toán nhờ thu; Phí Phát hành L/C; Phí thông báo L/C; Phí thanh toán L/C; Phí sửa đổi L/C và các phí dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng.
Bảng 2.6: Doanh thu phí dịch vụ TTQT của Agribank Bình Thuận 2014-2018 (Đơn vị: tỷ VNĐ) Năm
Chỉ tiêu
2014 2015 2016 2017 2018
Doanh số TTQT
69.19 56.51 61.00 63.66 75.49
Mức tăng trưởng (%)
-18.33 7.95 4.36 18.58
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết hoạt động TTQT và KDNH các năm 2014- 2018 tại Agribank Bình Thuận)
Cũng tương tự như doanh số TTQT, khi doanh số TTQT tăng thì doanh thu phí dịch vụ TTQT cũng tăng theo và ngược lại. Trong năm 2018, doanh thu phí dịch vụ tăng nhờ vào phí phát hành L/C và phí thanh toán L/C.
(3) Sự gia tăng số lượng khách hàng tham gia thực hiện hoạt động TTQT Số lượng khách hàng là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất, phản ánh rừ nhất về chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động của ngõn hàng hay bất kỳ tổ chức nào. Khách hàng luôn luôn là mục tiêu để hướng đến của ngân hàng, và ngân hàng luôn nỗ lực mang đến những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Việc phát triển số lượng khách hàng có thể coi là một trong những thành công nhất của ngân hàng.
Bảng 2.7: Số lượng khách hàng TTQT của Agribank Bình Thuận.
(Đơn vị: Khách hàng) Năm
Chỉ tiêu
2014 2015 2016 2017 2018
Phí dịch vụ TTQT
2.09 1.91 2.06 2.24 3.45
Mức tăng trưởng (%)
-8.61 7.85 8.74 54.02
Năm 2014 2015 2016 2017 2018
Số lượng KH TTQT 321 314 337 343 347
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết hoạt động TTQT và KDNH các năm 2014- 2018 tại Agribank Bình Thuận)
(4) Sự gia tăng của thị phần
Thị phần là phần thị trường Ngân hàng đã chiếm lĩnh được hay thực chất là sự phân chia thị trường của Ngân hàng đối với các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
Thị phần TTQT là chỉ số đo lường phần trăm về mức giá trị thanh toán XNK của một Ngân hàng so sánh với đối thủ cạnh tranh hay toàn bộ một thị trường. Ngân hàng chiếm thị phần lớn chứng tỏ hoạt động TTQT phát triển hiệu quả và đóng góp đáng kể vào nguồn thu dịch vụ của Ngân hàng.
Bảng 2.8: Thị phần Thanh toán XNK của các NHTM trên địa bàn Bình Thuận (Đơn vị: %)
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết hoạt động TTQT và KDNH các năm 2014- 2018 tại Agribank Bình Thuận)
Trong giai đoạn 2014-2018, thị phần TTQT của Agribank từ mức 7.01%
năm 2014 đã tăng lên mức 7.46% vào năm 2016, sau đó bắt đầu đi xuống còn 6.65% năm 2017 và đến năm 2018 chỉ còn 5.98%.
Năm NH
2014 2015 2016 2017 2018
Vietcombank 37.53 36.67 39.58 38.98 40.32
Vietinbank 15.36 16.25 17.34 16.54 17.50
Agribank 7.01 7.40 7.46 6.65 5.98
BIDV 6.84 8.63 7.75 7.43 8.23
Các NHTM khác
33.26 31.05 27.87 30.40 27.97
Trên địa bàn Tỉnh Bình Thuận có thể thấy Vietcombank đang là ngân hàng có thị phần thanh toán XNK lớn nhất hiện nay, chiếm đến 40.32% năm 2018, kế đến là Vietinbank với mức 17.50%. Hai ngân hàng này chiếm thị phần xấp xỉ 60%, còn lại 40% là các ngân hàng khác.
Biểu đồ 2.2 Thị phần TTQT của các NHTM trên địa bàn Bình Thuận
Nhìn trên biểu đồ 3.2 có thể thấy thị phần TTQT của Agribank Bình Thuận chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn so với các NHTM trên địa bàn, chưa tương xứng với quy mô và tầm vóc của một ngân hàng đứng đầu về huy động vốn và cho vay. Điều này đòi hỏi Agribank Bình Thuận phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa để gia tăng thị phần theo kịp các ngân hàng khác.
(5) Sự gia tăng số lượng các ngân hàng đại lý
Trong những năm qua, Agribank Việt Nam đã không ngừng nỗ lực mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý của mình trên toàn thế giới, đảm bảo các hoạt động TTQT luôn được thông suốt. Tính đến cuối năm 2018, Agribank đã có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng ở hơn 86 quốc gia và vùng lãnh thổ, có thể đi thẳng tới gần 1500 địa chỉ SWIFT của các ngân hàng đại lý, chi nhánh ngân hàng. Cùng với việc thiết lập đại lý với các ngân hàng nước ngoài, trong những năm qua Agribank còn liên tục mở rộng và duy trì các tài khoản Nostro tại các ngân hàng nước ngoài
0% 10% 20% 30% 40% 50%
2014 2015 2016 2017 2018
Các NHTM khác BIDV
Agribank Vietinbank Vietcombank
và ngày càng phát triển. Cho đến nay, Agribank đã mở và duy trì hơn 40 tài khoản thanh toán USD, EUR tại các NH hàng đầu ở Mỹ như ngân hàng Bank of America NY, JP Morgan Chase, Wells Fargo... và tại các ngân hàng lớn ở Châu Âu như Deutsche Bank AG, Raiffeisen Bank International AG, Vienna... Ngoài ra, Agribank còn mở và duy trì các tài khoản thanh toán bằng các ngoại tệ thông dụng khác như JPY, GBP, AUD, CAD…