Những mặt còn hạn chế:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình thuận (Trang 98 - 100)

2.5 Đánh giá chung về hoạt động TTQT tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT

2.5.2.1 Những mặt còn hạn chế:

Thứ nhất, thị phần TTQT còn thấp và bị cạnh tranh gay gắt bởi nhiều ngân hàng trên địa bàn

Thị phần TTQT của Agribank Bình Thuận cịn khá khiêm tốn chiếm chưa tới 10% trong tổng thị phần TTQT ngành ngân hàng Bình Thuận. Các ngân hàng khác trên địa bàn đều có những lợi thế nhất định trong q trình cạnh tranh, ngồi các

NHTM nhà nước trước đây như Vietinbank, BIDV, Vietcombank vốn đã khẳng định thương hiệu thì ngày càng xuất hiện nhiều NHTMCP khác với tiềm lực tài chính tốt và chính sách linh hoạt nhằm tranh thủ tối đa lôi kéo khách hàng trên địa bàn đang là một thách thức lớn cho hoạt động của Agribank Bình Thuận nói chung và hoạt động thanh tốn quốc tế nói riêng. Sự chia sẻ khách hàng, phân chia thị trường là không thể tránh khỏi.

Thứ hai, tốc độ tăng trưởng doanh số TTQT không ổn định

Doanh số TTQT tăng trở lại vào năm 2016, qua năm 2017 giảm xuống và đến năm 2018 lại tăng lên. Bên cạnh đó, doanh thu phí dịch vụ thanh tốn quốc tế cịn thấp chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng doanh thu phí dịch vụ của ngân hàng. Thứ ba, cơ cấu thanh toán xuất nhập khẩu không cân đối

Lượng thanh tốn hàng xuất ln có xu hướng cao hơn lượng thanh toán hàng nhập, điều này dẫn tới thu phí dịch vụ khơng cao do phí dịch vụ hàng xuất thấp hơn phí dịch vụ hàng nhập. Ngồi ra, những dịch vụ tài trợ thương mại đi kèm hàng xuất như tài trợ trước giao hàng, tài trợ sau giao hàng, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất tại Agribank cịn chưa phát triển hoặc chưa được gom thành nhóm, nên tuy lượng thanh toán hàng xuất nhiều nhưng chưa tận dụng triệt để để tối đa hóa lợi nhuận, sản phẩm chiết khấu chứng từ của Agribank cũng chưa đa dạng. Hiện nay một số NHTM thực hiện chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất theo tất cả các phương thức thanh toán gồm L/C, Nhờ thu, CAD, TTr …), trong khi Agribank mới thực hiện chiết khấu theo phương thức thanh toán L/C và Nhờ thu và chưa thực hiện chiết khấu miễn truy địi đối với bộ chứng từ thanh tốn theo phương thức L/C.

Thứ tư, chính sách khách hàng chưa có sức cạnh tranh cao so với các ngân hàng khác

Agribank chưa có chính sách cho từng phân khúc khách hàng cụ thể, do đó chưa tạo được cơ chế cho chi nhánh triển khai, chưa thực hiện các dịch vụ chăm sóc, thu hút khách hàng, đặc biệt là khách hàng tiềm năng, khách hàng VIP (các khách hàng có giá trị giao dịch lớn, giao dịch thường xuyên vẫn phải mua ngoại tệ

Agribank chưa xây dựng trên cơ sở lấy khách hàng làm trung tâm, chưa ban hành các chính sách và gói sản phẩm dịch vụ riêng biệt đối với từng khách hàng nên gây khó khăn cho chi nhánh trong việc tiếp cận, thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Agribank.

Thứ năm, Sự phối hợp giữa các bộ phận của ngân hàng chưa tốt

Các phịng ban chưa có ý thức tiếp thị cho khách hàng về tổng thể các loại hình dịch vụ ngân hàng cho chi nhánh mà chỉ đơn lẻ cho bộ phận của mình dẫn đến chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng chưa cao.

Thứ sáu, khách hàng vẫn chưa hài lòng về chất lượng dịch vụ TTQT của Agribank Bình Thuận

Kết quả khảo sát cho thấy điểm bình quân của biến mức độ hài lòng của khách hàng chỉ đạt 3.32, tức chưa đạt đến mức 4 – là mức hài lòng. Điều này cho thấy chất lượng dịch vụ TTQT của Agribank Bình Thuận vẫn chưa được khách hàng đánh giá cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình thuận (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)