Sơ đồ quy trình thanh tốn nhờ thu kèm chứng từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình thuận (Trang 33 - 35)

Chú thích:

Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh tốn quy định áp dụng phương thức “Nhờ thu kèm chứng từ”

Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu theo quy định của hợp đồng.

Người xuất khẩu lập đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ bao gồm chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính nếu có tới ngân hàng phục vụ mình.

Ngân hàng gửi nhờ thu lập lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ thanh toán đến NH thu hộ.

Ngân hàng thu hộ thông báo lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ cho người nhập khẩu.

Người nhập khẩu lập lệnh thanh toán gửi đến NH thu hộ hoặc gửi hối phiếu chấp nhận thanh toán đến NH thu hộ.

Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ hàng hoá để người nhập khẩu đi nhận hàng.

Ngân hàng thu hộ chuyển giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ (7) Ngân hàng nhờ thu (Remitting Bank) Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank) (4) Người trả tiền (Drawee) (5) (1) (3) Người ủy thác (Principal) (2) (9) (8) (6) 0))

Ngân hàng nhờ thu chuyển trả giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho người xuất khẩu.

Trong phương thức Nhờ thu kèm chứng từ, có bốn phương thức trao chứng từ, bao gồm: D/P (Documents against payment), D/P X day sight, D/A (Documents against acceptance), D/OT (Documents against other terms and conditions).

Phương thức nhờ thu được tiến hành trên cơ sở văn bản pháp lý quốc tế thơng dụng của nhờ thu. Đó là “Quy tắc thống nhất về nhờ thu (URC)" số 522 của Phòng Thương mại quốc tế, bản sửa đổi 1995.

Ưu, nhược điểm của phương thức nhờ thu: Ưu điểm:

Sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ quyền lợi của tổ chức xuất khẩu có được đảm bảo hơn không bị mất hàng nếu bên nhập khẩu khơng thanh tốn.

Chỉ thị nhờ thu là văn bản mang tính chất pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa các bên tham gia nghiệp vụ theo nguyên tắc URC ràng buộc tất cả các bên tham gia nghiệp vụ, trừ khi có thỏa thuận khác hoặc trái với pháp luật hay các quy định của quốc gia.

Nhược điểm:

Tốc độ thanh toán chậm.

Nhà XK phải chịu rủi ro nếu nhà NK từ chối nhận hàng, mặc dù không mất quyền sở hữu hàng hóa nhưng người bán đã chi trả mọi chi phí để đưa hàng hóa đến nước nhập khẩu và hàng hóa có thể bị hư hỏng mất mát.

Nhà NK phải thanh tốn mới có bộ chứng từ đi nhận hàng, có thể gặp tình trạng hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng hoặc nhận bộ chứng từ giả mạo do người bán gian lận thương mại.

Phương thức nhờ thu thường được dùng khi: (1) hai bên thực sự tin cậy lẫn nhau, (2) người mua sẵn sàng thanh tốn và có khả năng thanh tốn, (3) điều kiện kinh tế và chính trị của nước người mua ổn định và (4) chính phủ nước người mua khơng có những biện pháp kiểm sốt ngoại hối.

1.1.6.3. Phƣơng thức tín dụng chứng từ

Khái niệm:

Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận mà trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở L/C) đáp ứng những nhu cầu của khách hàng (người xin mở L/C) cam kết hay cho phép ngân hàng khác chi trả hoặc chấp thuận những yêu cầu của người hưởng lợi khi những điều kiện quy định trong thư tín dụng được thực hiện đúng và đầy đủ (Nguyễn Văn Tiến, 2009).

Theo điều 2 UCP 600 thì: “Tín dụng là một thỏa thuận, dù cho được mô tả hay đặt tên như thế nào, nhưng khơng thể hủy bỏ và do đó là một cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành về việc thanh tốn cho một xuất trình phù hợp”.

So với các phương thức thanh toán khác, thanh toán bằng L/C được xem là phương thức đã dung hòa được lợi ích và rủi ro giữa nhà XK và nhà NK.

Đối với nhà XK: được NHPH L/C (khơng phải nhà NK) bảo đảm thanh tốn chắc chắn nếu xuất trình được bộ chứng từ XK phù hợp.

Đối với nhà NK: được NHPH L/C bảo đảm không phải trả tiền chừng nào chưa nhận được bộ chứng từ NK phù hợp.

Quy trình nghiệp vụ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình thuận (Trang 33 - 35)