Sử dụng vào quyết định thù lao cho giảng viên

Một phần của tài liệu hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường đại học sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 92 - 129)

 Tiền lương

Trường ĐHSPKT Hưng Yên là trường công lập thuộc Bộ giáo dục và Đào tạo vì vậy các giảng viên của trường được hưởng tiền lương theo thang bảng lương của Nhà nước. Căn cứ theo nghị định số 204/2004/NĐ – CP ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, bảng lương áp dụng cho giảng viên là bảng 3: bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

Tại trường ĐHSPKT Hưng Yên thì kết quả đánh giá thực hiện công việc của giảng viên phục vụ cho việc trả lương tăng thêm cho giảng viên.Tiền lương tăng thêm được xác định trên cơ sở đánh giá chất lượng và hiệu quả lao động của từng cá nhân, thực hiện theo hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng lao động của cán bộ viên chức trong trường.

Xác định hệ số tăng chung

Ht = Q/T Trong đó: Ht : Hệ số tăng chung

Q : Tổng tiền lương dự đoán tăng thêm thường xuyên năm tài chính T: Tổng tiền lương, phụ cấp theo ngạch, bậc năm tài chính

Công thức tiền lương tăng thêm: Tiền lương tăng thêm cho từng cá nhân L = (Hlhh x Ht + Hcvt) x Hd x A + At

Trong đó:

L : Lương tăng thêm cho từng cá nhân hàng tháng;

Hlhh: Hệ số lương hiện hưởng (chưa có thu nhập tăng thêm) Ht: Hệ số lương tăng chung. Hiện nay thì Ht = 0,4

Hcvt : Hệ số phụ cấp chức vụ tăng thêm Hd: Hệ số điểm thưởng của cá nhân

A: Mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định, hiện nay là 830.000/1 tháng. At: Tiền ăn trưa.

Kết quả của đánh giá thực hiện công việc của cá nhân hàng tháng sẽ đánh giá và đạt điểm theo thang điểm 100. Nếu đạt điểm là 100 thì Hd = 1.

Như vậy có thể thấy công tác đánh giá thực hiện công việc của giảng viên rất có ý nghĩa đối với giảng viên vì nó ảnh hưởng thu nhập của giảng viên.

Ngoài ra thì kết quả đánh giá thực hiện công việc còn là cơ sở cho việc nâng bậc lương cho giảng viên.Theo đó,để giảng viên nâng bậc lương theo chu kỳ 2, 3 năm/1 lần nâng bậc thì phải thỏa mãn: hoàn thành công việc, không vi phạm quy chế ở mức khiển trách và phải có điểm đánh giá thực hiện công việc hàng tháng từ 75 điểm trở lên.Nếu vi phạm một trong các điều trên thì sẽ chậm nâng lương 1 năm.

Như vậy, đánh giá thực hiện công việc của giảng viên được coi là một yếu tố để làm cơ sở xét nâng bậc lương cho người lao động.

 Phụ cấp của giảng viên

Nếu như giảng viên đạt ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên thì được hưởng 5000đ x số tiết giảng tiêu chuẩn.

Đối với tiền ăn trưa thì được chia làm hai phần, tiền ăn trưa cơ bản là 200.000 đ/1 tháng thì tất cả các cán bộ, giảng viên trong trường đều được hưởng.

Riêng tiền ăn trưa tăng thêm là 200.000 đ/1 tháng khi các cán bộ, giảng viên không vi phạm nội quy, quy định của Nhà trường và hàng tháng đạt điểm bình xét từ 75điểm trở lên.

 Tiền thưởng

Vào cuối mỗi năm học trường ĐHSPKT Hưng Yên sẽ thực hiện công tác thi đua khen thưởng. Theo đó, Hội đồng thi đua khen thưởng cấp Khoa và cấp Trường sẽ đánh giá và đưa ra kết quả các danh hiệu mà cán bộ, giảng viên cũng như tập thể đạt được. Tương ứng với các danh hiệu đó thì có các phần thưởng tương ứng. Cụ thể:

- Cá nhân đạt danh hiệu Lao động tiên tiến 220.000 đ

- Cá nhân đạt Chiến sỹ thi đua cơ sở 730.000 đ

- Tập thể lao động tiên tiến 590.000 đ

- Tập thể lao động xuất sắc 1.100.000 đ

Như vậy với việc sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc làm cơ sở cho thù lao cho giảng viên đã tạo được thêm động lực làm việc cho giảng viên trong trường.

2.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá thực hiện công việc đối với giảng viên của trường ĐHSPKT Hưng Yên

1.1.31. Nhân tố bên ngoài

Từ việc xác định vai trò quan trọng của đội ngũ giảng viên trong trường đại học, các cấp lãnh đạo từ Nhà nước, Bộ cho đến cấp trường đều luôn quan tâm, đưa công tác đánh giá giảng dạy trong các trường đại học lên thành mục tiêu quan trọng để làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách phát triển cho các nhà trường.

Về cơ bản, quan điểm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo Nhà nước và Bộ giáo dục và Đào tạo đều coi trọng việc đánh giá toàn diện và chính xác tình hình thực hiện công việc của đội ngũ giảng viên là yếu tố quan trọng hàng đầu cấu thành nên một trường đại học và chất lượng đào tạo của trường. Do đó đối với các trường đại học và trường ĐHSPKT Hưng Yên nói riêng khi thực hiện công tác đánh giá thực hiện

công việc cho giảng viên của trường mình thì đều phải dựa trên những quy định chung của Bộ giáo dục và đào tạo và các cơ quan liên ngành có liên quan.

Trường ĐHSPKT Hưng Yên thì những chính sách về QTNL hay cụ thể là công tác ĐGTHCV thì phòng TCCB sẽ giúp Hiệu trưởng nghiên cứu các chính sách quy định của các cấp lãnh đạo Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo về ĐGTHCV cho giảng viên. Các văn bản, chính sách, quy định chi phối đến hoạt động đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên của trường đó là:

- Pháp lệnh cán bộ, công chức 2003;

- Nghị định 35/2005/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức;

- Luật thi đua, khen thưởng 2003;

- Luật sửa đổi, bổ sung luật thi đua khen thưởng 2005;

- Nghị định 121/2005/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng;

- Luật giáo dục (Điều 63, 64 của Luật giáo dục quy định nhiệm vụ và quyền hạn của giảng viên);

- Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành giáo dục và đào tạo (ban hành theo quyết định số 202/TCCP-VC ngày 8/6/1994 của Ban tổ chức cán bộ Chính phủ);

- Thông tư 08/TT-BĐH ngày 5/1/1979 hướng dẫn thực hiện một số điểm cơ bản trong quy định về chế độ làm việc của cán bộ giảng dạy đại học, nhiệm vụ của cán bộ giảng dạy theo chức vụ khoa học.

- Công văn số 1276/BGDĐT – NG về việc hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến từ người học về hoạt động của giảng viên ngày 20/2/2008.

- Quyết định 1712/QĐ-BĐH ngày 18/12/1978 quy định về chế độ làm việc của giảng viên đại học. Hiện nay được thay bằng Quyết định 64/2008/QĐ- BGDĐT ngày 28/11/2008;

Từ cơ sở đó Phòng tổ chức cán bộ của Trường đưa ra các văn bản, quy định về ĐGTHCV của giảng viên trình lãnh đạo Trường xem xét và phê chuẩn.

Hiện nay, với việc đáp ứng nhu cầu học tập của người dân thì ngày càng nhiều các trường đại học và cao đẳng được thành lập. Các trường cũ và mới thành lập đều phát triển theo xu hướng đa dạng hóa các ngành nghề. Và trường Đại học

SPKT Hưng Yên cũng không phải là ngoại lệ.Trường đào tạo với nhiều hệ từ trung cấp, cao đẳng, đại học và gần đây là đào tạo cao học với một số ngành nghề. Với việc mở rộng quy mô đào tạo, mở thêm các ngành mới như Kinh tế, Hóa học và Môi trường thì việc thu hút lượng sinh viên ngày càng tăng lên. Do đó cạnh tranh thu hút sinh viên về trường ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, yếu tố để có thể thu hút được sinh viên về trường đó là chất lượng đào tạo. Mà chất lượng đào tạo có được chính là kết quả thực hiện công việc của giảng viên. Do vậy, suy cho đến cùng thì để trường có thể cạnh tranh được, nâng cao thương hiệu của trường, thu hút được nhiều sinh viên thì đó chính là đội ngũ giáo viên của trường. Từ lý do đó mà trường các trường đại học nói chung và trường ĐHSPKT HY nói riêng ngày càng quan tâm và quan tâm đúng mức đến hoạt động ĐGTHCV của giảng viên.

1.1.32. Nhân tố bên trong

Nhận thấy được vai trò và tầm quan trọng của công tác đánh giá thực hiện công việc đối với sự phát triển của đội ngũ giảng viên và sự phát triển tiến bộ đi lên của Nhà trường nên trường đại học SPKT Hưng Yên đã quan tâm và triển khai thực hiện nghiêm túc hoạt động này. Trường luôn tuân theo những quy định và hướng dẫn của Bộ liên quan đến cán bộ công nhân viên chức nói chung và các văn bản quy định liên quan đến hoạt động đánh giá giảng viên nói riêng. Ngoài ra, thì trường còn đưa ra các văn bản quy định phù hợp với đặc trưng của Nhà trường. Mục đích của công tác đánh giá thực hiện công việc trong Nhà trường nhằm kiểm soát và nâng cao hiệu quả làm việc cho giảng viên, từ đó có thể đưa ra các chính sách nhân lực như tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, tuyển dụng giảng viên trong trường.

Hiện nay, Trường ĐHSPKT Hưng Yên đào tạo với đa dạng hóa các ngành nghề, đội ngũ giảng viên tăng lên nhanh chóng và đội ngũ giảng viên trẻ đang chiếm một tỷ lệ lớn. Đặc biệt là trường đào tạo liên tục ở ba cơ sở tại Khoái Châu Hưng Yên, Phố Nối Hưng Yên và ở cả Hải Dương, chưa kể đến việc đạo tạo liên kết với các trường ở tỉnh thành khác. Do đó việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện công việc của giảng viên cũng trở nên khó khăn. Do vậy mà phần nào cũng ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng của công tác đánh giá thực hiện công việc tại trường.

Trường ĐHSPKT Hưng Yên luôn duy trì một không khí làm việc cởi mở, hòa đồng và hợp tác giữa các giảng viên, cán bộ trong toàn đơn vị và trong toàn trường trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Trường. Đây là môi trường tốt để cán bộ giảng viên có thể trao đổi thông tin, giao lưu, chia sẻ với nhau. Tuy nhiên, ở khía cạnh nếu cán bộ phải đánh giá thực hiện công việc của giảng viên thì điều này sẽ làm chi phối đến kết quả đánh giá, làm cho kết quả đánh giá có thiên hướng “dĩ hòa vi quý”, nể nang nhau trong quá trình đánh giá. Điều này cần phải xem xét và nghiên cứu các lỗi cần tránh trong đánh giá thực hiện công việc để tránh, đảm bảo cho kết quả đánh giá chính xác và công bằng

Về cơ sở vật chất của trường đang trong quá trình hoàn thiện. Hiện tại, trường mới trang bị các điều kiện cơ bản như phòng học,bàn ghế….nhưng còn thiếu, nhiều trang bị phục vụ cho quá trình giảng dạy khác như máy chiếu cho các phòng học, các máy móc để sinh viên thực hành thì đa phần đều đã có từ rất lâu, đã lại hậu so với công nghệ hiện nay nhưng vẫn được tham gia đào tạo thực hành. Trường bố trí lớp học với sỹ số tương đối đông nhưng chỉ một vài hệ thống giảng đường là có míc. Tất cả điều này ảnh hưởng đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động đánh giá THCV. Tuy nhiên, hiện nay trường đang đầu tư xây dựng hệ thống giảng đường, ban điều hành với diện tích 28ha ở Phố Nối, Mỹ Hào, Hưng Yên. Trong thời gian tới sẽ hoàn thiện, cung cấp các phòng học hiện đại, thiết bị hiện đại. Nhờ đó sẽ giúp giảng viên thực hiện công việc của mình tốt hơn, nâng cao chất lượng đào tạo của trường.

2.5. Những thành tựu và hạn chế của đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường ĐH SPKT Hưng Yên

Qua phân tích ở trên, ta có thể rút ra những thành tựu đạt được và những điểm còn hạn chế của công tác đánh giá THCV của giảng viên trường ĐHSPKT Hưng Yên như sau:

1.1.33. Thành tựu đạt được

đang từng bước để thực hiện công tác đánh giá một cách khoa học và chính xác. Đồng thời có thể thấy được sự quan tâm của Ban lãnh đạo trường đối với công tác này.

Đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên trường ĐHSPKT Hưng Yên được đánh giá theo nhiều cấp khác nhau từ bản thân nhân viên đến trưởng các đơn vị và cuối cùng là Hội đồng đánh giá. Đồng thời có sự phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể trong quá trình đánh giá giữa các chủ thể đánh giá. Điều này làm cho kết quả công tác đánh giá được chính xác và công bằng hơn.

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên đã đánh giá kết quả thực hiện công việc của giảng viên với nhiều kênh khác nhau do đó khi đánh giá sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình thực hiện công việc của giảng viên. Đặc biệt là hệ thống đánh giá đối với giảng viên của trường đã có sự tính đến đặc thù công việc của giảng viên và cán cán bộ quản lý cấp Khoa, cấp Bộ môn nên đã xây dựng hai hệ thống tiêu chí đánh giá khác nhau là hoàn toàn hợp lý.

Ngoài ra thì các yếu tố của hệ thống đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên đã phản ánh được các nhiệm vụ cơ bản của giảng viên đại học, theo đúng tinh thần của các văn bản quy định của Bộ giáo dục & Đào tạo, của trường ĐHSPKT Hưng Yên. Các tiêu chuẩn đánh giá với các phương pháp đánh giá khác nhau đã thu được nhiều thông tin phục vụ cho công tác đánh giá được chính xác hơn.

1.1.34. Những điểm còn hạn chế

Mặc dù đã đạt được các thành tựu như trên nhưng đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên trường ĐHSPKT Hưng Yên còn một số điểm hạn chế như sau:

- Về tiêu chuẩn đánh giá: Tiêu chuẩn đánh giá chủ yếu tập chung vào mặt khối lượng đánh giá, mặt chất lượng chưa được đưa vào đánh giá đầy đủ. Các tiêu chuẩn còn chung chung, các tiêu chuẩn xắp xếp chưa thống nhất với nhiệm vụ của giảng viên. Các tiêu chuẩn chưa có định mức về mức độ đóng góp đối với kết quả đánh giá cũng như chưa xây dựng được trọng số thích hợp để nhấn mạnh tiêu chuẩn nào thực sự quan trọng đối với giảng viên.

- Phương pháp đánh giá: Phương pháp đánh giá đưa ra chưa hoàn thiện và khoa học. Cụ thể mẫu phiếu đánh giá thang đo đồ họa không có quy định về cách cho điểm ứng với từng tiêu chí mà chỉ dừng lại ở cho điểm với hai mức

tưng ứng với hai nhiệm vụ của giảng viên là nhiệm vụ chuyên môn và công tác khác tương ứng là 75 điểm và 25 điểm. Điều này gây khó khăn trong đánh giá và có thể đến cùng một giảng viên nhưng với hai người đánh giá sẽ cho ra hai kết quả khác nhau. Hay như phương pháp đánh giá trong thi đua khen thưởng chưa thực sự khoa học khi sử dụng phương pháp bỏ phiếu tín nhiệm cho các danh hiệu thi đua, điều này chi phối tính cảm tính trong người đánh giá nhiều và thường vấp phải lỗi trung bình trong đánh giá.

- Người đánh giá: người đánh giá chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết phục vụ cho công tác đánh giá đặc biệt khi người đánh giá là sinh viên.

- Thông tin phản hồi về kết quả đánh giá: Có thể nói, vấn đề thông tin phản hồi không được chú trọng, chưa đem lại kết quả thiết thực nào trong việc bổ sung, hoàn thiện công tác đánh giá THCV của trường.

- Về sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc: Việc sử dụng kết quả đánh giá mới dừng lại ở sử dụng trong tuyển dụng và thù lao lao động mà chưa sử dụng vào các hoạt động khác như đào tạo và phát triển, thuyên chuyển, đề bạt…

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG

Một phần của tài liệu hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường đại học sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 92 - 129)