Trước khi tiến hành các hoạt động đánh giá thực hiện công việc thì nhà quản lý cần xác định xem mục đích đánh giá thực hiện công việc là gì? Vì các mục đích khác nhau sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp cũng như lựa chọn người đánh giá…
Mục đích đánh giá thực hiện công việc trong trường đại học về cơ bản là để kiểm tra khả năng thực hiện công việc của nhân viên. Ngoài ra, ĐGTHCV còn để phục vụ cho mục tiêu khác như kết quả ĐGTHCV đó còn phục vụ cho hoạt động đề bạt, trả lương, đào tạo và phát triển….
1.1.7. Mục đích đánh giá thực hiện công việc
Mỗi công việc khác nhau với các đặc trưng riêng thì có các tiêu chuẩn đánh giá khác nhau. Tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng, hợp lý là cơ sở để quyết định hiệu quả của công tác đánh giá thực hiện công việc trong tổ chức.
Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc thì thường có hai loại chỉ tiêu là chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng:
Chỉ tiêu định lượng: là chỉ tiêu có thể đo lường được một cách dễ dàng như: chỉ tiêu về mặc thời gian làm việc, năng suất lao động, khối lượng công việc…
xác như khả năng thích nghi, óc sáng tạo, sự giúp đỡ, phối hợp với các đồng nghiệp trong công việc, tinh thần thái độ làm việc …
Tiêu chí đánh giá thực hiện công việc phải thể hiện được mức độ yêu cầu của việc hoàn thành một công việc cả về số lượng và chất lượng. Tùy thuộc vào điều kiện tổ chức, công việc cụ thể người ta xây dựng tiêu chuẩn thực hiện công việc theo các loại khác nhau.
Ví dụ người công nhân có các tiêu chuẩn như số lượng sản phẩm hoàn thành, số lần vi phạm quy định (định lượng); tinh thần thái độ lao động, tích cực chủ động đưa ra sáng kiến, hòa nhã với mọi người…(định tính). Hoặc người bán hàng: số mặt hàng bán được, số sản phẩm bán được, doanh thu bán hang…(định lượng); thái độ phục vụ, khả năng giao tiếp…(định tính).
Riêng đối với giảng viên, như các phần trước đã phân tích sự khác biệt giữa công việc của giảng viên với các loại công việc và lao động khác. Lao động của giảng viên là lao động trí óc, việc đo lường rất khó khăn. Kết quả thực hiện công việc của giảng viên lại không phải là những sản phẩm cụ thể và rất khó lượng hóa. Do đó khi xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá cho giảng viên phải chú ý đến các yêu cầu cơ bản này. Tiêu chuẩn đánh giá đối với giảng viên chủ yếu là các tiêu chuẩn sau:
- Giảng dạy: trong đó các chỉ tiêu về số lượng như định mức giờ chuẩn… chất lượng giảng dạy được đánh giá thông qua kết quả của sinh viên, thông qua dự giờ, đánh giá nhìn nhận khách quan từ phía sinh viên…
- Nghiên cứu khoa học: trong đó chỉ tiêu số lượng có thể biểu hiện bằng số lượng các đề tài nghiên cứu hay mức nghiên cứu khoa học giao cho giáo viên. Chỉ tiêu chất lượng như mức độ ứng dụng của đề tài và thực tế…
- Các tiêu chuẩn về tư cách đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ đối với sinh viên…
- Tham gia các công tác khác như tham gia các hoạt động đoàn, đảng, phong trào, thực hiện công việc của giáo viên chủ nhiệm…