Nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường đại học sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 37 - 40)

Ngành Giáo dục Việt Nam đã qua hơn hai mươi năm đổi mới và đang thực hiện về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học việt nam giai đoạn 2006 –

2020. Mục tiêu của chương trình đó là đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân. Đến năm 2020, giáo dục đại học Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Sau hơn 5 năm thực hiện "Chiến lược phát triển giáo dục năm 2006 - 2010", giáo dục đại học nước ta đã phát triển rõ rệt về quy mô, đa dạng hoá về loại hình và các hình thức đào tạo, bước đầu điều chỉnh cơ cấu hệ thống, cải tiến chương trình, quy trình đào tạo và huy động được nhiều nguồn lực xã hội.

Chất lượng giáo dục đại học ở một số ngành, lĩnh vực, cơ sở giáo dục đại học có những chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đội ngũ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học mà tuyệt đại đa số được đào tạo tại các cơ sở giáo dục trong nước đã góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước.

Tuy nhiên, những thành tựu nói trên của giáo dục đại học chưa vững chắc, chưa mang tính hệ thống và cơ bản, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhu cầu học tập của nhân dân và yêu cầu hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới. Những yếu kém, bất cập về cơ chế quản lý, cơ cấu hệ thống, cơ cấu ngành nghề, mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, quy trình đào tạo, phương pháp dạy và học, đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục, hiệu quả sử dụng nguồn lực và những tiêu cực trong thi cử, cấp bằng và một số hoạt động giáo dục khác cần sớm được khắc phục.

Để nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới, giáo dục đại học nước ta phải đổi mới một cách mạnh mẽ, cơ bản và toàn diện. Tại phiên họp Chính phủ tháng 7 năm 2005, Chính phủ đã quyết định về Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam. Đề án với nhiều mục tiêu khác nhau nhưng có mục tiêu về đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đó là “Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề

nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến; bảo đảm tỷ lệ sinh viên/ giảng viên của hệ thống giáo dục đại học không quá 20. Đến năm 2020 có ít nhất 60% giảng viên đạt trình độ thạc sỹ và 35% đạt trình độ tiến sỹ.” Để có thể đạt được điều đó thì có nhiều công việc mà các trường cần phải thực hiện. Nhưng để đạt được mục tiêu đó thì một hoạt động trung tâm mà các trường cần phải thực hiện tốt đó là công tác đánh giá thực hiện công việc đối với giảng viên. Trước kia hoạt động này không quan tâm đúng mức, có trường thực hiện nhưng mới dùng lại ở hình thức. Hiện nay với tình hình mới, với yêu cầu đòi hỏi của xã hội thì hoạt động này ngày càng trở nên quan trọng và được quan tâm nhiều hơn. Bởi vì việc thực hiện tốt công tác ĐGTHCV thì mới có thể kiểm soát được chất lượng giảng viên, để từ đó có các biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên vừa có chuyên môn vừa có đức có tâm với nghề.

Theo lộ trình của cải cách giáo dục thì lãnh đạo Nhà nước và Bộ giáo dục và Đào tạo đã thể hiện sự đổi mới thông qua các chính sách và quy định của mình. Cụ thể liên quan đến hoạt động ĐGTHCV thì có những quy định chung, định hướng cho các trường trong quá trình thực hiện đánh giá. Ví dụ như quy định về thời gian làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn của giảng viên ...Tuy nhiên, Bộ giáo dục cũng để cho các trường dựa vào các quy định chung còn các trường chủ động tự xây dựng hệ thống đánh giá cho các trường tùy thuộc vào đặc điểm riêng của các trường.

Hiện nay khi Việt Nam đã tham gia WTO, ngành giáo dục sẽ mở cửa đón nhận nền giáo dục tiên tiến, hiên đại ngay trên đất nước Việt Nam với nhưng kiến thức mới phương pháp mới, nội dung chương trình tiên tiến hiện đại, điều đó tạo ra sự cạnh tranh rất lớn giữa các trường đại học. Không những vậy, với xu hướng phát triển thêm nhiều trường đại học của Việt Nam và nước ngoài với đa ngành, đa nghề thì sự cạnh tranh về mọi mặt của các trường Đại học Việt Nam ngày càng trở nên gay gắt, đặc biệt là cạnh tranh về đội ngũ cán bộ giảng dạy. Các trường muốn thu hút được sinh viên, muốn có thương hiệu trên thị trường thì trước hết cần phải có một đội ngũ cán bộ giảng dạy thật tốt. Do đó chất lượng đội ngũ giảng dạy càng đòi hỏi cao hơn. Xuất phát từ những yêu cầu đòi hỏi đó mà hoạt động đánh giá thực

hiện công việc ở các trường đang được quan tâm và thực hiện nghiêm túc hơn. Tuy nhiên, hoạt động đánh giá thực hiện công việc ở trường vẫn mang nhiều tính hình thức. Một phần như vậy là do chịu ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam. Bản chất của con người Việt Nam là “thương người như thể thương thân”, đoàn kết, “một người vì mọi người, mọi người vì một người”. Do đó khi đánh giá thì hay “dĩ hòa vi quý”, không muốn mất lòng ai, cả nể. Do đó là đã làm giảm đi mục đích cũng như vai trò của đánh giá thực hiện công việc trong các tổ chức.

Một phần của tài liệu hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường đại học sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 37 - 40)