Phương pháp danh mục kiểm tra

Một phần của tài liệu hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường đại học sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 81 - 82)

Triển khai thực hiện công văn của Bộ giáo dục và đào tạo về việc lấy ý kiến của người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Trường ĐHSPKT Hưng Yên đã thực hiện lấy ý kiến của sinh viên về chất lượng giảng dạy của giảng viên bằng cách đặt ra câu hỏi liên quan đến hoạt động giảng dạy của giảng viên với các mức khác nhau. Sinh viên với tư cách là người đầu tiên thụ hưởng sự giảng dạy của giảng viên nên đó sẽ là nguồn thông tin tương đối xác đáng về kết quả giảng dạy của giảng viên. Bằng cách đặt ra những câu hỏi về tác phong giảng dạy, thái độ của giảng viên đối với sinh viên, việc sử dụng các thiết bị, phương tiện dạy học của giảng viên, phương pháp giảng dạy …sẽ giúp các em hồi tưởng lại quá trình học tập học phần đó và đưa ra ý kiến của bản thân. Đây là phương pháp phù hợp với đối tượng là sinh viên. Nó giúp các em dễ dàng đánh giá, cho kết quả về mức độ thực hiện đó của giảng viên. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả khảo sát về việc sử dụng danh mục kiểm tra để lấy ý kiến của sinh viên thì 100% các giảng viên đều cho rằng là hoàn toàn phù hợp.

Việc tổng hợp phiếu đánh giá: với quy mô số phiếu phát ra tất cả các lớp nên trường đã trang bị máy tổng hợp các phiếu đánh giá cho ra kết quả nhanh chóng. Điều này cho thấy nhà trường có sự quan tâm đến công tác đánh giá đối với giảng viên.

Tuy nhiên, Phòng tổ chức cán bộ chủ yếu quan tâm đến câu hỏi cuối cùng mang tính tổng kết là “giảng viên giảng dạy học phần này như thế nào” làm kết quả sau đó tính tỷ lệ các mức sinh viên trả lời trên tổng số sinh viên tham gia khảo sát.

Kết quả này làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả giảng dạy của giảng viên còn các nội dung trên mang tính chất tham khảo. Nếu chỉ lấy chủ yếu một thông tin như vậy sẽ mang tính chủ quan rất lớn và khó cho kết quả chính xác. Mặt khác, trong các mức đánh giá khi trả lời các câu hỏi có mức cuối cùng là “NA –Not available” tức câu hỏi không phù hợp để trả lờiđể trả lời thì điều này sẽ gây cho thiếu tính thống nhất khi đánh giá và khó có thể tổng hợp và so sánh giữa các giảng viên khi tổng hợp kết quả đánh giá.

Do vậy, để có thể lấy được đầy đủ thông tin, phản ánh các khía cạnh khác nhau của thì danh mục các câu hỏi cần phải bổ sung thêm các câu hỏi để có thông tin đầy đủ và có cái nhìn toàn diện hơn về kết quả giảng dạy của giảng viên.

Một phần của tài liệu hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường đại học sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 81 - 82)