Phương pháp đánh giá thực hiện công việc của giảng viên

Một phần của tài liệu hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường đại học sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 77 - 129)

2.2.3.1. Phương pháp xếp hạng cho điểm

Trường ĐHSPKT Hưng Yên sử dụng phương pháp cho điểm để đánh giá chất lượng lao động hàng tháng của giảng viên. Đầu tiên, giảng viên dựa vào phiếu đánh giá chất lượng hàng tháng để tự nhận điểm đánh giá cho mình, sau đó Khoa , Bộ Môn sẽ đánh giá cho từng giảng viên. Cuối cùng kết quả đánh giá đó chuyển cho phòng Tổ chức cán bộ, đánh giá và cho điểm lại lần nữa. Và đó sẽ là điểm đánh giá chất lượng giảng dạy hàng tháng cuối cùng của giảng viên.

Trong phiếu đánh giá hàng tháng đưa ra thang điểm 100 cho kết quả đánh giá trong đó đưa ra điểm số cho các nhóm công việc chung, đó là nhiệm vụ chuyên môn tối đa 75 điểm và công tác khác tối đa 25 điểm. Việc sử dụng phương pháp cho điểm như vậy là phù hợp. Mặt khác, cho điểm cho các tiêu chuẩn đánh giá từ đó sẽ tính được tổng điểm của các giảng viên theo tháng. Do vậy mà kết quả đánh giá có thể so sánh dễ dàng giữa các giảng viên trong một Khoa cũng như giữa các giảng viên trong toàn trường.

Tuy nhiên, nhìn vào phiếu đánh giá ta thấy chỉ có quy định về điểm tối đa cho các nhóm nhiệm vụ nhưng lại không có điểm số tối đa cụ thể cho các tiêu chí nhỏ hơn. Ví dụ nhiệm vụ chuyên môn bao gồm các tiêu chuẩn như giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ, đổi mới cải tiến, tác phong sư phạm….không có quy định điểm tối đa cho các tiêu chuẩn đó nên rất khó cho việc đánh giá cho các tiêu chí đó bao nhiêu điểm cũng như mức độ quan trọng hay trọng số của các tiêu chí đó trong nhiệm vụ chuyên môn cũng không được đề cập tới. Ngoài ra, do không để điểm cho các tiêu chí này thì có thể mỗi giảng viên sẽ cho các điểm khác nhau ứng với từng tiêu chí, có thể giảng viên mắc lỗi gì thì sẽ cho điểm ít tiêu chí đó. Do vậy mà kết quả đánh giá sẽ không chính xác.

Khi khảo sát lấy ý kiến của giảng viên về phương pháp đánh giá cho điểm kết quả cho thấy như sau:

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát về phương pháp đánh giá theo tháng của giảng viên

STT Phương án trả lời Sô người

trả lời Tỷ lệ %

1 Còn mang tính hình thức, bình quân 25 20.83

2 Cho điểm chưa chính xác do thiếu thông tin đánh giá 13 10.83

3 Kết quả không chính xác do không có điểm số cụ thể tối đa cho các tiêu chí. 45 37.50

4 Đánh giá còn cào bằng giữa các tiêu chí đánh giá 21 17.50

5 Đánh giá như vậy là hợp lý, phù hợp 16 13.33

6 Ý kiến khác 0 0.00

Tổng 120 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Như vậy, chỉ có 13,33% cho rằng phương pháp như vậy là hợp lý, còn có tới 86,67 % cho rằng chưa hợp lý với nhiều lý do như đánh giá còn mang tính bình quân, kết quả đánh giá không chính xác do thiếu thông tin đánh giá, còn cào bằng và không có điểm tối đa cho các tiêu chí đánh giá. Do đó, có thể thấy rằng phương pháp cho điểm để đánh giá kết quả thực hiện công việc của giảng viên là phù hợp nhưng cách thưc thực hiện phương pháp thì lại còn nhiều điều bất cập cần xem xét chỉnh sửa và bổ sung. Do vậy để đánh giá được chính xác thì cần xây dựng lại điểm số cho các tiêu chí cũng như trọng số cho các tiêu chí đánh giá đó và có sự hướng dẫn về cách đánh giá đó. Điều này phù hợp với kết quả khảo sát khi có tới 98% người cho rằng nên xây dựng điểm tối đa cho các tiêu chí và có tới 100% người cho rằng cần phải xây dựng các trọng số cho các tiêu chí đánh giá. Như vậy, để có thể đánh giá chính xác, công bằng và dễ dàng trong đánh giá Nhà trường cần xây dựng điểm tối đa cho các tiêu chuẩn cũng như các tiêu chí đánh giá và cần chú ý đến trọng số cho các tiêu chí đánh giá.

2.2.3.2. Phương pháp bỏ phiếu tín nhiệm

Hệ thống bình xét thi đua do Phòng Tổ chức cán bộ tổng hợp và thực hiện bình xét các danh hiệu: hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, lao động tiên tiến, chiến sỹ thi đua… được thực hiện theo quy trình sau:

Thành lập hội đồng thi dua khen thưởng, Hồi thồng thi dua khen thưởng của các đơn vị gồm các thành phần sau:

- Chủ tịch Hội đồng: Trưởng đơn vị;

- Phó chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch công đoàn bộ phận;

- Các ủy viên: Phó trưởng đơn vị, Bí thư chi bộ, Tổ trưởng bộ môn, Bí thư liên chi đoàn

- Thư ký Hội đồng: Giáo vụ khoa

Quy trình xét và công nhận thi đua như sau:

Cấp cơ sở (Tổ bộ môn):

- Sơ kết học kỳ và tổng kết năm học các đơn vị căn cứ tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua, đánh giá thành tích tập thể, của cá nhân thảo luận và nhất trí đề nghị đơn vị xét trình Nhà trường công nhận;

- Tổ bộ môn bỏ phiếu tín nhiệm cấp cơ sở xét danh hiệu và hình thức khen thưởng cho các cá nhân. Những cá nhân nào đạt 2/3 số phiếu tín nhiệm trở lên được tổ bộ môn lập danh sách, hồ sơ báo cáo kết quả trình Hội đồng thi đua cấp trên xem xét và công nhận.

Cấp đơn vị (cấp Khoa, Phòng ban, trung tâm trực thuộc Trường):

Trên cơ sở danh sách, báo cáo thành tích của cá nhân, đề nghị của cấp cơ sở và phần tổng hợp của thư ký Hội đồng, Hội đồng thi đua đơn vị tổ chức họp xét, công nhận các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.

- Tiến hành xem xét sơ duyệt danh sách các danh hiệu do các bộ môn trình lên;

- Tổ chức họp toàn cán bộ trong đơn vị: Khoa đưa ra danh sách kết quả sơ duyệt của Hội đồng thi đua đơn vị. Trên cơ sở đó cán bộ trong toàn đơn vị trao đổi, thảo luận, tổ chức bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm cho từng danh hiệu thi đua.

- Sau khi đã họp toàn thể đơnvị, Hội đồng thi đua đơn vị họp lại để xem xét tổng quan thành tích của cá nhân, tập thể và kết quả bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm của toàn đơn vị và tiến hành bỏ phiếu. Sau đó Khoa sẽ lập danh sách

các cá nhân, tập thể đạt 2/3 số phiếu của Hội đồng thi đua của đơn vị lên nhà Trường.

Cấp trường:

- Trên cơ sở danh sách, hồ sơ báo cáo thành tích của các cá nhân và đơn vị, Hội đồng thi đua khen thưởng cấp Trường tổ chức họp xét danh hiệu thi đua. Hội đông thi đua khen thưởng cấp trường bao gồm trưởng phòng tổ chức cán bộ và trưởng các Khoa.

- Các cá nhân, tập thể đạt 2/3 số phiếu của Hội đồng thi đua Trường được đề nghị Hiệu trưởng quyết định công nhận các danh hiệu: “Hoàn thành nhiệm vụ” ; “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” ; “Lao động tiên tiến” ; “Chiến sỹ thi đua”…

Khi thực hiện đánh giá thi đua khen thưởng, ta có kết quả thi đua khen thưởng trong ba năm gần đây.

Biểu số 2.6: Kết quả thi đua khen thưởng trong 3 năm từ 2008 - 2011

Năm học

Danh hiệu thi đua Hoàn thành nhiệm vụ Hoàn thành tốt nhiệm vụ Lao động tiên tiến CSTĐ cấp cơ sở 2008 - 2009 129 0 239 51 2009 - 2010 137 0 246 46 2010 - 2011 32 88 294 39

(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ)

Qua kết quả trên ta thấy kết quả thi đua khen thưởng trong 3 năm gần đây có sự thay đổi số lượng về các danh hiệu thi đua. Sở dĩ danh hiệu “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” không có trong các năm học 2008 – 2009 và 2009 - 2010 là vì lúc đó mức hoàn thành tốt nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ là trong cùng một danh hiệu hoàn thành nhiệm vụ. Việc phân “Hoàn thành nhiệm vụ” thành “Hoàn thành nhiệm vụ” và “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” vào năm học 2010 - 2011đã cho thấy mức độ về hoàn thành công việc của giảng viên rõ ràng hơn, cụ thể hơn.

Qua những tiêu chí đánh giá thi đua khen thưởng, nếu giảng viên nào vi phạm một trong các lỗi đó thì sẽ không được xét trong danh hiệu thi đua đó. Sau khi rà soát các yếu tố trên thì các đơn vị cấp Bộ môn, cấp Khoa và cấp Trường sẽ bằng hình thức bỏ phiếu tín nhiệm để duyệt các danh hiệu của các giảng viên. Về hình thức thì phương pháp này đơn giản, tiết kiệm thời gian và cho kết quả nhanh chóng. Tuy nhiên hình thức này mang nặng tính chủ quan và dễ mắc lỗi định kiến, trung bình trong đánh giá.

2.2.3.3. Phương pháp danh mục kiểm tra

Triển khai thực hiện công văn của Bộ giáo dục và đào tạo về việc lấy ý kiến của người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Trường ĐHSPKT Hưng Yên đã thực hiện lấy ý kiến của sinh viên về chất lượng giảng dạy của giảng viên bằng cách đặt ra câu hỏi liên quan đến hoạt động giảng dạy của giảng viên với các mức khác nhau. Sinh viên với tư cách là người đầu tiên thụ hưởng sự giảng dạy của giảng viên nên đó sẽ là nguồn thông tin tương đối xác đáng về kết quả giảng dạy của giảng viên. Bằng cách đặt ra những câu hỏi về tác phong giảng dạy, thái độ của giảng viên đối với sinh viên, việc sử dụng các thiết bị, phương tiện dạy học của giảng viên, phương pháp giảng dạy …sẽ giúp các em hồi tưởng lại quá trình học tập học phần đó và đưa ra ý kiến của bản thân. Đây là phương pháp phù hợp với đối tượng là sinh viên. Nó giúp các em dễ dàng đánh giá, cho kết quả về mức độ thực hiện đó của giảng viên. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả khảo sát về việc sử dụng danh mục kiểm tra để lấy ý kiến của sinh viên thì 100% các giảng viên đều cho rằng là hoàn toàn phù hợp.

Việc tổng hợp phiếu đánh giá: với quy mô số phiếu phát ra tất cả các lớp nên trường đã trang bị máy tổng hợp các phiếu đánh giá cho ra kết quả nhanh chóng. Điều này cho thấy nhà trường có sự quan tâm đến công tác đánh giá đối với giảng viên.

Tuy nhiên, Phòng tổ chức cán bộ chủ yếu quan tâm đến câu hỏi cuối cùng mang tính tổng kết là “giảng viên giảng dạy học phần này như thế nào” làm kết quả sau đó tính tỷ lệ các mức sinh viên trả lời trên tổng số sinh viên tham gia khảo sát.

Kết quả này làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả giảng dạy của giảng viên còn các nội dung trên mang tính chất tham khảo. Nếu chỉ lấy chủ yếu một thông tin như vậy sẽ mang tính chủ quan rất lớn và khó cho kết quả chính xác. Mặt khác, trong các mức đánh giá khi trả lời các câu hỏi có mức cuối cùng là “NA –Not available” tức câu hỏi không phù hợp để trả lờiđể trả lời thì điều này sẽ gây cho thiếu tính thống nhất khi đánh giá và khó có thể tổng hợp và so sánh giữa các giảng viên khi tổng hợp kết quả đánh giá.

Do vậy, để có thể lấy được đầy đủ thông tin, phản ánh các khía cạnh khác nhau của thì danh mục các câu hỏi cần phải bổ sung thêm các câu hỏi để có thông tin đầy đủ và có cái nhìn toàn diện hơn về kết quả giảng dạy của giảng viên.

1.1.25. Chu kỳ đánh giá THCV của giảng viên

2.2.4.1. Theo chu kỳ tháng

Hàng tháng thì giảng viên sẽ đánh giá về công việc của mình. Mẫu phiếu đánh giá đó do phòng Tổ chức cán bộ ban hành để toàn thể giảng viên trong trường tham gia đánh giá. Đầu tiên là giảng viên tự tham gia đánh giá sau đó là trưởng Khoa đánh giá và cuối cùng chuyển lên Phòng Tổ chức cán bộ đánh giá lần cuối. Kết quả cuối cùng này sẽ phục vụ cho việc trả lương tăng thêm.

Khi khảo sát lấy ý kiến của giảng viên về chu kỳ đánh giá hàng tháng như thế nào thì kết quả như sau:

Bảng 2.9: Kết quả khảo sát ý kiến về chu kỳ đánh giá giảng viên theo tháng STT Phương án trả lời Số người trả lời Tỷ lệ %

1 Dài 0 0,0

2 Ngắn 69 57,5

3 Vừa phải, hợp lý 51 42,5

Tổng 120 100

(Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu khảo sát)

Như vậy không có ai trả lời chu kỳ này dài, có 42,5% là cho là vừa phải và hợp lý và có 57,5% cho rằng là chu kỳ đánh giá này ngắn. Ta thấy tỷ lệ người cho

chu kỳ này ngắn nhiều hơn với tỷ lệ người cho rằng chu kỳ này là vừa phải và hợp lý là 15%. Điều này nên chăng chúng ta cần cân nhắc lại về chu kỳ đánh giá này.

Khi dựa vào các tiêu chí đánh giá hàng tháng như đã nêu và phân tích ở trên thì việc đánh giá hàng tháng đối với các tiêu chí như dạy đủ giờ tiêu chuẩn, học tập nâng cao trình độ, chấp hành tốt yêu cầu đạt chuẩn về chuyên môn…thì các tiêu chỉ này không thể thực hiện và hoàn thành trong một tháng. Cụ thể như tiêu chuẩn về giờ tiêu chuẩn, muốn biết được có dạy đủ tiêu chuẩn hay không thì phải xem sau khi kỳ đó kết thúc thì mới biết được có dạy đủ hay không. Vì tính giờ tiêu chuẩn giảng dạy không chỉ do lịch giảng dạy được phân trong kỳ mà còn dựa vào các hoạt động khác nữa cũng được tính vào số tiết giảng dạy như hướng dẫn sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp, chấm phản biện đối với sinh viên, hướng dẫn thực tập nhận thức, xí nghiệp, thực tập kỹ năng nghề… Mô hình chung là nếu đánh giá thì tất cả các giảng viên theo các tiêu chí đó thì sẽ không đạt được điểm cho các tiêu chí này. Do đó nếu đánh giá hàng tháng mà sử dụng các tiêu chí này là chưa thật sự hợp lý. Có nên chăng ta nên đánh giá theo chu kỳ là các học kỳ trong năm học.

2.2.4.2. Theo chu kỳ năm học

Trường ĐHSPKT Hưng Yên đánh giá thi đua khen thưởng đối với toàn bộ giảng viên trong trường theo chu kỳ năm học. Theo đó cứ vào tháng bảy hàng năm nhà Trường sẽ tiến hành đánh giá thi đua khen thưởng cho năm học đó. Đầu tiên các khoa sẽ tự đánh giá các giảng viên của mình theo các danh hiệu đã đăng ký của các giảng viên, sau đó Khoa sẽ gửi lên Hội đồng thi đua khen thưởng của Trường đánh giá lần hai rồi đưa ra kết luận cuối cùng ứng với các danh hiệu của các giảng viên. Khi xem xét các tiêu chuẩn đánh giá thì có thể thấy được rằng là việc đánh giá thi đua khen thưởng theo chu kỳ năm học như vậy là phù hợp. Vì phải khi kết thúc cả năm học thì chúng ta mới rà soát được toàn bộ quá trình thực hiện của giảng viên trong năm học đó. Điều này trung với 100% người cho rằng chu kỳ đánh giá khen thưởng theo chu kỳ năm học là hoàn toàn phù hợp với đặc trưng công việc của giảng viên và đặc thù của trường.

2.2.4.3. Đánh giá khi kết thúc học phần (Sinh viên đánh giá)

Khi hỏi ý kiến của giảng viên về khoảng thời gian bao lâu để lấy ý kiến của sinh viên về chất lượng giảng dạy của giảng viên thì tất cả mọi người đều cho rằng lấy ý kiến theo tiến độ môn học là phù hợp. Ta thấy giảng viên khi thực hiện giảng dạy thì thông thường đảm nhiệm một đến hai môn, do dó đa phần nếu giảng viên giảng dạy thì đều gặp gỡ và giảng dạy một học phần cho một lớp nào đó. Mà một học kỳ thì cùng môn đó giảng viên có thể giảng dạy cho nhiều lớp khác nhau. Mỗi lớp giảng viên giảng dạy – một đối tượng giảng dạy lại có đặc thù riêng như lớp đông, lớp ít, lớp trong ngành, lớp ngoài ngành…thậm chí tâm lý và không khí văn hóa của mỗi lớp lại khác nhau. Như vậy một chủ thể giảng dạy lại có nhiều đối tượng giảng dạy, do đó để có thể biết được chất lượng giảng dạy của giảng viên cần

Một phần của tài liệu hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường đại học sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 77 - 129)