Sử dụng kết quả ĐGTHCV trong bố trí, đề bạt cán bộ và kỷ luật lao động

Một phần của tài liệu hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường đại học sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 125 - 127)

Đề bạt làviệc đưa giảng viên vào một vị trí làm việc có uy tín hơn, có trách nhiệm hơn, có tiền lương cao hơn và có điều kiện phát triển hơn. Hiện nay trường ĐHSPKT Hưng Yên thực hiện cả đề bạt ngang và đề bạt thẳng.

bộ môn đến một vị trí cấp bậc cao hơn hoặc tương đương ở khoa, bộ môn khác hoặc các phòng ban.

Đề bạt thẳng được thực hiện khi đưa giảng viên lên vị trí cao hơn trong bộ môn, khoa như trưởng, phó bộ môn, trưởng và phó khoa.

Quá trình đề bạt dựa vào căn cứ nhu cầu cần thay thế do Bán giám hiệu và phong Tổ chức lựa chọn giảng viên. Tuy nhiên kết quả đánh giá chưa cụ thể, chưa có một tiêu chuẩn chính thức. Theo em nên kết hợp với kết quả thực hiện công việc của giảng viên như sau:

Đối với đề bạt thẳng, giảng viên được lựa chọn đề bạt thẳng phải có mức hoàn thành công việc ở mức “Hoàn thành tốt công việc” trở lên trong hai năm liên tiếp. Kết quả NCKH phải đạt từ khá trở lên.

Đối với đề bạt ngang, giảng viên được lựa chọn phải đạt kết quả có mức hoàn thành công việc ở mức “Hoàn thành tốt công việc”trở lên trong hai năm liên tiếp và cần tham gia thêm lớp bồi dưỡng ngắn hạn phù hợp với vị trí cần đề bạt.

Song song với kết quả đánh giá thực hiện công việc để bố trí đề bạt giảng viên thì kết quả đánh giá thực hiện công việc còn sử dụng vào xem xét kỷ luật hay xuống chức. Xuống chức là việc đưa giảng viên đến một vị trí làm việc có cương vị có tiền lương thấp hơn, có trách nhiệm và cơ hội ít hơn. Thực tế thì xuống chức thường ít xảy ra. Tuy nhiên đối với giảng viên khi kết quả thực hiện công việc ở mức “Không hoàn thành nhiệm vụ”, không đạt tiêu chuẩn về giảng dạy và NCKH thì có thể bị khiển trách, kỷ luật hoặc xuống chức đối với những giảng viên giữ vị trí quản lý.

KẾT LUẬN

Đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên là một hoạt động quan trọng trong chính sách quản trị nhân lực trong mỗi trường Đại học. Khi đánh giá thực hiện công việc được thực hiện tốt Ban lãnh đạo nhà trường sẽ nắm được thực trạng về nguồn nhân lực của trường để có chính sách đào tạo và các chính sách nhân sự thích hợp. Đồng thời, khi thực hiện tốt công tác này sẽ giúp cho giảng viên sẽ được ghi nhận mức độ đóng góp của mình từ đó giúp cho họ có động lực để làm việc hơn và gắn bó hơn với trường, với lớp.

Trong Chương 1, Luận văn đã trình bày khái quát, hệ thống hóa các lý luận khoa học đánh giá thực hiện công việc của giảng viên; trình tự thực hiện chương trình đánh giá, các phương pháp đánh giá và đi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá thực hiện công việc, nghiên cứu một số kinh nghiệm về đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên của một số trường đại học ở Việt Nam rút ra các bài học kinh nghiệm có thể áp dụng.

Chương 2, Luận văn đã tiến hành nghiên cứu và phân tích thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên,đã chỉ ra những những thành tựu và mặt còn hạn chế trong công tác ĐGTHCV cho GV.

Trên những hạn chế đã được chỉ ra ở chương II, tác giả các giải pháp nhằm hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên trong thời gian tới để Trường xem xét áp dụng trong Chương 3.

Như vậy, Luận văn đã có sự vận dụng các lý luận khoa học cơ bản vào thực tiễn đánh giá thực hiện công việc của giảng viên tại Trường ĐHSPKT Hưng Yên. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và phạm vi nghiên cứu, nên chắc chắn luận văn sẽ không thể tránh khỏi những khiếm khuyết thiếu sót và cần được nghiên cứu, bổ sung và tiếp tục hoàn thiện. Rất mong nhận được sự đóng ý kiến của các thầy cô, và các nhà khoa học để luận văn có thể hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường đại học sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 125 - 127)