Tiêu chuẩn ĐGTHCV của giảng viên theo năm học

Một phần của tài liệu hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường đại học sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 71 - 74)

Đối với việc đánh giá kết quả thực hiện công việc đối với giảng viên về công tác thi đua khen thưởng vào cuối năm học cũng có những tiêu chuẩn riêng.

Hệ thống tiêu chí đánh giá công tác thi đua khen thưởng dựa trên Thông tư số 21/2008/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng ngành giáo dục. Sau đó Trường có quy định công tác thi đua khen thưởng theo quyết định số 465/2007/QĐ – ĐHSPKT HY (Phụ lục 2). Cụ thể đó là:

Thứ nhất, có năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, hoàn thành các nhiệm vụ và kế hoạch công tác được giao: Bao gồm:

+ Hoàn thành chương trình, kế hoạch giảng dạy và nhiệm vụ công tác được giao

+ Chấp hành nghiêm túc thời khóa biểu, các quy chế về chuyên môn như thi kiểm tra, chấm bài, cho điểm, hồ sơ lên lớp, giáo án, giáo trình, phương tiện, đồ dùng dạy học.

+ Giảng dạy đạt chất lượng

+ Có ý thức tập thể tốt, giữ gìn phẩm chất và danh dự nhà giáo

Thứ hai, chấp hành chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của ngành, Quy định của nhà trường;

Thứ ba, tham gia học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn,nghiệp vụ; tham gia nghiên cứu khoa học, hoàn thành các đề tài nghiên cứu khoa học đúng hạn;

Thứ tư, có đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, khiêm tốn, được đồng nghiệp tin tưởng. Sau mỗi năm học thông thường vào tháng 7 hàng năm Nhà trường sẽ đánh giá thi đua khen thưởng đối với giảng viên trong toàn trường dựa vào các tiêu chí như trên. Các tiêu chí này vẫn ở dạng chung chung, định tính.

Nhìn mô hình chung thì các tiêu chuẩn đánh giá cuối mỗi năm học tương tự như các tiêu chuẩn đánh giá hàng tháng cũng bao gồm đánh giá về chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ, rèn luyện tu dưỡng đạo đức nhà giáo. Riêng với tiêu chuẩn theo năm học này không đề cập đến tiêu chuẩn về các công tác khác như tham gia công tác giáo viên chủ nhiệm, tham gia các hoạt đông đoàn thể…

Vì có sự tương đồng giữa các tiêu chí đánh giá nên các tiêu chí đánh giá này cũng mang những đặc điểm ưu điểm và những hạn chế như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, riêng với tiêu chí đánh giá này còn có sự trùng lắp giữa tiêu chí thứ nhất và tiêu chí thứ tư. Vì bản chất hai tiêu chí này là một, cụ thể ở tiêu chí thứ nhất thì có ý thức tập thể tốt, giữ gìn phẩm chất và danh dự nhà giáo nên đưa vào tiêu chí thứ tư về phẩm chất nhà giáo là có lối sống lành mạnh, khiêm tốn, được đồng nghiệp tin tưởng.

Năm học 2010 – 2011 thì Trường ĐHSPKT HY đã cụ thể hóa các tiêu chí trên, định lượng hóa hơn các tiêu chí. (Phụ lục 3)

Ta thấy so với quy định về công tác thi đua khen thưởng hàng năm của trường thì năm 2010 – 2011 đã có sự thay đổi. Đó là đối với danh hiệu “Hoàn thành nhiệm vụ” thì năm nay bao gồm hai danh hiệu “Hoàn thành nhiệm vụ” và “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”

Đó là đối với “Hoàn thành nhiệm vụ “ thì cụ thể hóa tiêu chí đó là:

+ Đánh giá chất lượng lao động hàng tháng có điểm trung bình >75 điểm

hoặc có từ 01 đến 02 thángđạt 65 điểm;

+ Đi đào tạo, bồi dưỡng, không có kết quả học tập gửi về hoặc có điểm bình xét chất lượng lao động hàng tháng đạt 72 điểm;

+ Có sai sót khi ra đề thi, coi thi, chấm thi, chấm bài tập nhưng đã kịp thời khắc phục điều chỉnh;

+ Có 01 tháng không nộp báo cáo (báo cáo GVCN; báo cáo của đơn vị); + Giảng viên bỏ 3 tiết dạy không có lý do chính đáng;

+ Không hoàn thành kế hoạch học tập Thạc sĩ, Tiến sĩ đúng thời hạn ; + Xét HTNV không đạt thì chuyển về mức không hoàn thành nhiệm vụ. Đối với danh hiệu “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” được đưa ra như sau:

+ Đánh giá chất lượng lao động hàng tháng có điểm trung bình >80 điểm

hoặc có từ 1 đến 2 tháng đạt 70 điểm ;

+ Không có sai sót khi ra đề thi, chấm thi, chấm bài tập, vào điểm…

+ Đi đào tạo, bồi dưỡng có báo cáo kết quả học tập đạt trung bình khá trở lên. + Trường hợp xét không đạt hoàn thành tốt nhiệm vụ thì chuyển về hoàn thành nhiệm vụ.

Như vậy ta thấy sự phân thành hoàn thành thành nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ sẽ giúp cho việc đánh giá được chính xác hơn. Ta nhận thấy ba tiêu chí đầu trong hệ thống đánh giá thi đua khen thưởng đã được cụ thể hóa thành các con số định lượng. Như về tiêu chí học tập nâng cao trình độ thì không hoàn thành học Thạc sỹ, tiến sỹ thì sẽ hoàn thành kế hoạch, còn đào tạo bồi dưỡng có kết quả báo

cáo đạt trung bình khá trở lên là hoàn thành tốt nhiệm vụ. ..Việc cụ thể hóa tiêu chí đánh giá định lượng như thế này sẽ giúp cho giảng viên dễ dàng hơn trong việc đánh giá.

Tuy nhiên, theo em thì đối với việc tham gia nâng cao trình độ thì việc hoàn thành đúng kế hoạch học tập đúng hạn thì mới được coi là hoàn thành nhiệm vụ. Vì đã là giảng viên – người có ý thức học tập cao, có kiến thức , kỹ năng và đặc biệt là học tập nâng cao trình độ liên quan trực tiếp đến chất lượng giảng dạy thì việc học tập nâng cao trình độ đúng hạn được coi là hoàn thành nhiệm vụ. Còn việc báo cáo kết quả học tập đạt từ loại trung bình khá trở lên thì được coi là hoàn thành tốt nhiệm vụ. Khi khảo sát về vấn đề này thì kết quả cho thấy:

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát về tính hợp lý của tiêu chí đánh giá theo năm học của GV

STT Phương án trả lời Sô người trả lời Tỷ lệ %

1 Rất hợp lý 0 0 2 Hợp lý 39 32.50 3 Tương đối hợp lý 67 55.83 4 Chưa hợp lý 14 11.67 5 Rất chưa hợp lý 0 0 Tổng 120 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Qua kết quả trên cho thấy có đến 88,33% cho rằng tiêu chí đánh giá là hợp lý và tương đối hợp lý, còn 11,67 % thì lại cho rằng cho hợp lý. Từ đây cho thấy đa phần giảng viên đã bằng lòng với các tiêu chí đánh giá. Chỉ còn có một số là chưa thấy hợp lý. Điều này là phù hợp với sự phân tích ở trên.

Một phần của tài liệu hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường đại học sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 71 - 74)