Tiêu chuẩn ĐGTHCV của giảng viên khi kết thúc học phần (Sinh viên

Một phần của tài liệu hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường đại học sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 74 - 77)

viên đánh giá)

Thực hiện theo công văn số 1276/BGDĐT – NG về việc hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến từ người học về hoạt động của giảng viên ngày 20/2/2008. Công văn này quy định tất cả các cơ sở giáo dục phải lấy ý kiến đánh giá của người học dựa trên 8 nội dung sau:

- Tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và việc sử dụng phương tiện dạy học của giảng viên;

- Trách nhiệm, sự nhiệt tình của giảng viên đối với người học và thời gian giảng dạy của giảng viên;

- Khả năng của giảng viên trong việc khuyến khích sáng tạo, tư duy độc lập của người học trong quá trình học tập;

- Sự công bằng của giảng viên trong kiểm tra đánh giá quá trình và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học;

- Năng lực của giảng viên trong tổ chức, hướng dẫn và tư vấn hoạt động học cho người học;

- Tác phong sư phạm của giảng viên;

- Các vấn đề khác (nếu cần thiết).

Dựa vào những nội dung đánh giá đó, trường ĐHSPKT Hưng Yên đã xây dựng phiếu đánh giá giảng viên và triển khai thực hiện đánh giá hoạt động của giảng viên thông qua người học bắt đầu từ năm học 2009 – 2010. Khi kết thúc môn học, sinh viên của các lớp đều được đánh giá chất lượng giảng dạy thông qua “Phiếu đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên” (Phụ lục 4 )

Trong phiếu đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thì sinh viên chỉ cần trả lời các câu hỏi đã được nêu ra theo các mức khác nhau. Qua phiếu đánh giá sẽ giúp sinh viên hình tượng lại cả quá trình học tập học phần để có thể đưa ra những câu trả lời xác đáng nhất ứng với các cấp độ của câu trả lời. Đây thực sự là nguồn thông tin quan trọng để có thêm thông tin đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên.

Ta thấy, phiếu đánh giá tập chung vào năm khía cạnh chính là:

- Nội dung giảng dạy của học phần (câu hỏi 1);

- Tài liệu giảng dạy (câu hỏi 7, câu 9) và thời gian giảng dạy (Câu 4);

- Thái độ, sự nhiệt tình của giảng viên (câu 5, câu 11);

- Tư vấn hướng dẫn hoạt động của người học (câu 8)

- Tác phong sư phạm của giảng viên (câu 2, câu 3, câu 6).

Và một số câu hỏi khác liên quan đến sinh viên về mức độ tiếp thu, mức độ tập chung chú ý nghe giảng của sinh viên.

Nhìn chung thì các tiêu chí đưa ra trong phiếu đánh giá hoạt động của giảng viên là tương đối rõ ràng theo năm mức độ đánh giá khác nhau từ thấp nhất đến cao nhất. So với các nội dung mà Bộ giáo dục và đào tạo yêu cầu thì trường ĐHSPKT

Hưng Yên đã thực hiện và triển khai được 5 trên 7 nội dung cần khai thác lấy ý kiến của sinh viên và mỗi nội dung cần lấy thông tin đó thì đã ít nhất đưa ra được một câu hỏi tương ứng. Từ đó có thể thu được tương đối đầy đủ thông tin từ sinh viên phục vụ cho việc đánh giá giảng viên.

Tuy nhiên, danh mục các câu hỏi của phiếu đánh giá đưa ra chưa logic, nội dung hỏi của các khía cạnh hỏi còn đan xen với nhau. Để thuận tiện cho việc đánh giá nên chăng nên sắp xếp lại các câu hỏi theo từng các nội dung cần lấy thông tin. Mặc khác, trong phiếu đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thì chưa đề cập đến phương pháp giảng dạy của giảng viên – một nội dung hết sức quan trọng, là con đường đưa tri thức của giảng viên đến sinh viên. Và chưa đề cập đến việc giảng viên có khuyến khích sáng tạo, tôn trọng tư duy độc lập của người học trong học tập và chưa có câu hỏi liên quan đến việc đánh giá của giảng viên trong công tác kiểm tra. Điều này đã được minh chứng thông qua câu hỏi của phiếu khảo sát, kết quả cho thấy như sau:

Bảng 2.7: Kết quả kháo sát về số lượng câu hỏi trong bản đánh giá của GV từ phía SV

STT Phương án trả lời Sô người trả lời Tỷ lệ %

1 Dài 9 7.5

2 Ngắn 23 19.2

3 Vừa phải 41 34.2

4 Còn thiếu, cần bổ sung 47 39.2

Tổng 120 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Kết quả cho thấy có 39,2% giảng viên cho rằng số câu hỏi còn thiếu, cần bổ sung; 19,2 % cho rằng số lượng câu hỏi ngắn và chỉ có 7,5% cho rằng số lượng câu hỏi là dài và có 34,2% cho là vừa phải. Từ kết quả đó cho thấy phiếu đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên là tương đối hợp lý, tuy nhiên để kết quả thu được toàn diện hơn thì cần phải bổ sung một số các câu hỏi ở các khía cạnh khác trong hoạt động giảng dạy của giảng viên như đã đề cập ở trên.

Ngoài ra, đối với hai câu hỏi cuối cùng về đánh giá tổng thể của sinh viên đó là “Giảng viên giảng dạy học phần này như thế nào ?” và câu “Cảm nhận của bạn sau khi học xong học phần này như thế nào?” thì theo em không nên đưa hai câu hỏi này vào vì các khía cạnh về giảng dạy của giảng viên chúng ta đã đưa theo các

mức ở mục trên, việc tổng hợp các khía cạnh đó là cho thấy cảm nhận của sinh viên về giảng dạy của giảng viên rồi. Nếu đưa hai câu hỏi cuối cùng này vào là thừa và làm cho sinh viên khó đánh giá.

Một phần của tài liệu hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường đại học sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 74 - 77)