Đối với ĐGTHCV của GV theo chu kỳ hàng tháng

Một phần của tài liệu hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường đại học sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 116 - 118)

Phương pháp đánh giá thang đo đồ họa ở đây hoàn toàn phù hợp với đánh giá thực hiện công việc của giảng viên. Tuy nhiên để có thể đánh giá được chính xác hơn thì cần xác định trọng số giữa các tiêu chí đánh giá và điểm tối đa cho các tiêu chuẩn đó. Cụ thể dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá ở trên thì em xin đưa ra trọng số và điểm tưng ứng với các tiêu chí đánh giá như sau:

Đối với tiêu chí đánh giá của cán bộ cấp Khoa, cấp Bộ môn (Phụ lục 7) Đối với hệ thống tiêu chí đánh giá của giảng viên (Phụ lục 8)

Ngoài phương pháp thang đo đồ họa ở trên, để có thêm thông tin đánh giá cũng như để cán bộ công nhân viên chủ động trong công việc của mình thì theo em nên kết hợp phương pháp thang đo đồ họa với phương pháp quản lý bằng mục tiêu. Có nghĩa cán bộ quản lý và giảng viên sẽ cùng đề ra và thảo luận về mục tiêu cụ thể mà các giảng viên trong bộ môn sẽ thực hiện. Khi hoàn thành công việc thì có thể căn cứ vào các mục tiêu đề ra trước đó để đánh giá. Ví dụ như tham dự giờ giảng của các giảng viên khác thì bộ môn sẽ nhận kế hoạch tham dự giờ giảng của giảng viên và bộ môn chỉ cần thu lại bản báo cáo tham dự giờ giảng của giảng viên để đánh giá sau này. Còn việc giảng viên tham dự giờ giảng vào thời gian nào, giảng viên nào thì để tự giảng viên bố trí, sắp xếp vào thời điểm thích hợp. Khi các giảng viên tham dự giờ giảng của các giảng viên khác thì cần có sự báo cáo lại cho Bộ môn. Làm như vậy sẽ giúp cho giảng viên vừa học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, lại vừa thu thập được thông tin giúp Bộ môn, Khoa đánh giá giảng viên chính xác hơn. Điều này rất phù hợp với đặc thù của trường với đa số cán bộ giảng viên đều có tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ. Việc tham dự giờ giảng của các giảng viên cùng tổ môn. Ví dụ như tiêu chí về bài giảng hay phương pháp giảng dạy, thì muốn đánh giá được cần tham dự giờ giảng của giảng viên. Cụ thể như sau:

Vào đầu năm học, Bộ môn dựa trên lịch giảng dạy của giảng viên để bố trí người đi dự giờ, tốt nhất là người trong tổ bộ môn đó.Thời gian dự giờ khoảng từ 1 đến 3 tiết học, thời gian này phụ thuộc vào người dự giờ có thể đánh giá được chất lượng giảng dạy của giảng viên.

Khi tiến hành dự giờ thì nên dự giờ vào hai thời điểm khác nhau trong một học kỳ, có như vậy mới dễ so sánh và thấy được sự tiến bộ của giảng viên. Vào tuần thứ 3, thứ 4 của đầu học kỳ và tuần thứ 13, thứ 14 cuối học kỳ. Bộ môn sẽ xắp xếp ít nhất hai giảng viên đến dự giờ giảng. Nội dung đánh giá có thể tập chung vào các nội dung sau:

- Nội dung bài giảng;

- Phương pháp giảng dạy;

- Tác phong sư phạm

- Quản lý giờ giảng

Các giảng viên ghi lại nhận xét của mình, sau đó trao đổi với giảng viên giảng dạy để giảng viên có thể rút kinh nghiệm đồng thời bản nhận xét đó gửi về bộ môn để làm cơ sở đánh giá giảng viên sau này.

Một phần của tài liệu hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường đại học sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 116 - 118)