Quyết định số 306/QĐ – ĐHSPKTHY về việc ban hành hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng lao động (phụ lục 1) ngày 24 tháng 5 năm 2010. Trong có tiêu chuẩn dành cho giảng viên và có tiêu chuẩn của cán bộ quản lý cấp Bộ môn và cấp Khoa kiêm giảng viên. Hệ thống đánh giá đối với giảng viên và cán bộ quản lý cấp Khoa và Bộ môn đều tuân theo hai nhóm tiêu chí là nhiệm vụ chuyên môn và các công tác khác.
Đối với hệ thống tiêu chuẩn dành cho giảng viên
Hai nhóm tiêu chuẩn chính là nhiệm vụ chuyên môn và công tác khác. Đó là:
Về nhiệm vụ chuyên môn:
- Chấp hành tốt các quy định về công tác giảng dạy: giảng dạy đúng giờ, đúng kế hoạch, chuẩn bị tốt hồ sơ giảng dạy, đồ dùng, phương tiện dạy học.
- Dạy đủ tiêu chuẩn, ra đề thi, tiểu luận, bài tập lớn và tổ chức thi, kiểm tra, chấm bài, nộp điểm thi, điểm học phần đúng quy định.
- Tham gia biên soạn, xây dựng các bộ chương trình, giáo trình, tài liệu tham khảo của các môn học được phân công giảng dạy.
- Có kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện các nhiệm vụ về NCKH, học tập nâng cao trình độ, chấp hành tốt yêu cầu đạt chuẩn về chuyên môn, tin học, ngoại ngữ đối với giảng viên theo đúng thời gian quy định.
- Đề xuất các phương án cải tiến, đổi mới trong hoạt động giảng dạy, hoạt động Giáo viên chủ nhiệm, thực hiện vai trò tư vấn học tập cho HSSV
- Chấp hành tốt giờ giấc, kỷ luật lao động và nội quy, quy định của Nhà trường.
- Chấp hành sự phân công của Nhà trường và đơn vị
Về công tác khác gồm:
- Tham gia sinh hoạt, dự các buổi họp đầy đủ và đúng giờ;
- Rèn luyện và giữ gìn phẩm chất danh dự của Nhà giáo. Tác phong giảng dạy nghiêm túc, gương mẫu, ứng xử văn minh;
- Thực hiện đoàn kết, phối hợp giải quyết công việc với các đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị.
Từ các tiêu chuẩn đó, dựa vào nhiệm vụ của giảng viên có thể nhóm thành các nhóm tiêu chí sau:
Tiêu chuẩn thứ nhất về giảng dạy:
- Dạy đủ tiêu chuẩn, ra đề thi, tiểu luận, bài tập lớn và tổ chức thi, kiểm tra, chấm bài, nộp điểm thi, điểm học phần đúng quy định.
- Chấp hành tốt các quy định về công tác giảng dạy: giảng dạy đúng giờ, đúng kế hoạch, chuẩn bị tốt hồ sơ giảng dạy, đồ dùng, phương tiện dạy học.
- Đề xuất các phương án cải tiến, đổi mới trong hoạt động giảng dạy, hoạt động Giáo viên chủ nhiệm, thực hiện vai trò tư vấn học tập cho HSSV. Ta thấy, tiêu chí về dạy đủ tiêu chuẩn, đây là tiêu chí định lượng dựa trên sự so sánh giữa số tiết giảng so với các tiêu chuẩn về giờ giảng mà trường đề ra. Ví dụ như là giảng viên thì 550 giờ/học kỳ; giảng viên chính là 630 giờ/ học kỳ. Tiêu
chuẩn đặt ra là dạy đủ tiêu chuẩn như vậy mô hình chung là trường đã không khuyến khích giảng viên dạy vượt giờ, vượt tiết. Cụ thể đó là việc quy chế của trường đưa ra nếu ai vượt giờ quá 200 giờ/học kỳ thì chỉ được thanh toán 50% mức quy định. Đối với các giảng viên của trường đa phần đều rất trẻ, theo kết quả điều tra thì có tới 55,8% giảng viên là chưa đến 30 tuổi, đồng thời tuổi nghề cũng còn ít nên giảng viên của trường có thể nói là giảng viên của Trường đa phần đều trẻ về tuổi đời và tuổi nghề. Do đó đối với các giảng viên trẻ cần phải tập chung nhiều vào nghiên cứu, hoàn thiện kiến thức thì điều này là phù hợp. Tuy nhiên đối với những giảng viên có kinh nghiệm, lâu năm thì dạy đủ tiêu chuẩn đã không khuyến khích, khai thác hết nỗ lực của giảng viên. Mặt khác, dạy đủ số tiết ở đây không hoàn toàn do chủ quan và sự cố gắng nỗ lực của giảng viên mà còn do kết cấu giờ giảng của môn học trong khung chương trình và do sự phân công của của bộ môn. Đối với những giáo viên dạy các môn cơ sở dạy cho nhiều hệ, nhiều lớp thì dạy đủ tiêu chuẩn thậm chí vượt tiết vượt giờ là rất dễ nhưng với các giảng viên dạy chuyên ngành số lớp ít thì việc dạy đủ tiêu chuẩn là vấn đề khó. Do đó tiêu chuẩn này chưa phản ánh rõ ràng sự nỗ lực của cá nhân giảng viên;
Tiêu chí chấp hành tốt các quy định về công tác giảng dạy: giảng dạy đúng giờ, đúng kế hoạch, chuẩn bị tốt hồ sơ giảng dạy, đồ dùng, phương tiện dạy học. Đây là tiêu chí đánh giá về mặt định lượng đối với công tác chuẩn bị phục vụ giảng dạy. Tiêu chí này đưa ra tương đối phù hợp với đặc thù giảng viên của Trường còn rất trẻ về cả tuổi đời và tuổi nghề. Đưa tiêu chí này vào đánh giá sẽ giúp giảng viên chú ý nghiêm túc trong việc chuẩn bị cho giờ giảng dạy, là cơ sở cho giáo viên điều tiết về thời gian giảng dạy nhờ vào giáo án và lịch trình giảng dạy.
Tiêu chí đề xuất các phương án cải tiến, đổi mới trong hoạt động giảng dạy, hoạt động Giáo viên chủ nhiệm, thực hiện vai trò tư vấn học tập cho HSSV. Tiêu chí này nhấn mạnh sự đổi mới, cải tiến trong phương án giảng dạy và giáo viên chủ nhiệm. Tiêu chí này đưa ra là cần thiết vì giảng viên là người luôn phải hoàn thiện, không ngừng nâng cao kiến thức, phương thức truyền đạt để tạo ra sự thu hút, cuốn hút sinh viên tham gia học tập. Mặt khác, nó cũng là yêu cầu của giảng viên để có
thể đáp ứng được đòi hỏi của xã hội và của sinh viên. Tuy nhiên nếu tiêu chí này mới chỉ dừng lại ở đề xuất thôi chưa đủ mà cần phải thực hiện sự đổi mới đó và được sinh viên và đồng nghiệp ghi nhận bởi nếu đề xuất phương án tốt nhưng không phù hợp với điều kiện thực tế thì lại mất đi ý nghĩa của đổi mới. Hơn thế nữa, về thực hiện nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm là một hoạt động khác của giảng dạy và không phải giảng viên nào cũng thực hiên công tác này nên đưa vào tiêu chí này vào cùng với tiêu chí đổi mới phương án là không nên. Nên chăng đưa tiêu chí này ra các công tác khác của giảng viên. Ngoài ra, tiêu chí này còn bao gồm việc thực hiện vai trò tư vấn học tập cho HSSV. Theo em thì tiêu chí này là không cần thiết vì đã là giảng viên thì ai cũng thực hiện việc tư vấn học tâp cho HSSV. Do đó không nên đưa tiêu chí này vào hệ thống đánh giá.
Tiêu chuẩn thứ hai về nghiên cứu khoa học và học tâp nâng cao trình độ:
- Có kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện các nhiệm vụ về NCKH, tham gia biên soạn, xây dựng các bộ chương trình, giáo trình, tài liệu tham khảo của các môn học được phân công giảng dạy.
- Học tập nâng cao trình độ, chấp hành tốt yêu cầu đạt chuẩn về chuyên môn, tin học, ngoại ngữ đối với giảng viên theo đúng thời gian quy định.
Ta biết rằng giảng viên ngoài nhiệm vụ giảng dạy là chính còn phải tham gia NCKH. Công tác này thể hiện ở đề tài NCKH, bài báo, hội thảo, viết giáo trình tài liệu tham khảotham gia biên soạn, xây dựng các bộ chương trình, giáo trình, tài liệu tham khảo của các môn học…Hoạt động NCKH là hoạt động đặc thù riêng, hoạt động này hoàn toàn phụ thuộc vào sự chủ động nghiên cứu của giảng viên, quá trình nghiên cứu rất khó kiểm soát, chỉ đến khi nghiệm thu thì mới biết kết quả của quá trình nghiên cứu đó như thế nào. Do đó tiêu chí đánh giá về hoạt động NCKH là có kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện các nhiệm vụ về NCKH hàng tháng còn chung chung, chưa rõ ràng về kết quả thực hiện. Mà ta biết rằng việc hoàn thành nhiệm vụ NCKH của giảng viên chính là việc hoàn thành định mức NCKH đề ra. Tuy nhiên tiêu chí này chưa đề cập đến mà mới chỉ cần có kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch mà thôi.
Theo quy định, định mức NCKH của trường ĐHSPKT HY thể hiện qua bảng sau:
Biểu số 2.4: Định mức NCKH của giảng viên trường ĐHSPKT HY (theo năm học)
Chức danh giảng viên Nhiệm vụ Quỹ thời gian Hệ số quy đổi Tổng thời gian làm việc quy đổi
ra giờ chuẩn
Giảng viên NCKH 500 giờ 3.2 156
Phó giáo sư và giảng viên chính NCKH 600 giờ 2.8 214
Giáo sư và giảng viên cao cấp NCKH 700 giờ 2.5 280
(Nguồn: Sổ tay giảng viên)
Tại trường ĐHSPKT HY thì việc giảng viên tham gia NCKH cấp trường thì được tính 60 giờ chuẩn/năm học, NCKH cấp bộ được tính 120 giờ chuẩn/năm học. Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia NCKH của giảng viên trường ĐHSPKT HY chưa nhiều. Cụ thể qua bảng sau:
Biểu số 2.5: Tỷ lệ tham gia đề tài của giảng viên từ năm 2008 – 2011
Đề tài Năm
2008 - 2009 2009 - 2010 2010 - 2011
Tỷ lệ tham gia đề tài cấp bộ của GV 2.85 4.24 2.35
Tỷ lệ tham gia đề tài cấp trường của GV 9.98 12.95 11.76
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Ngoài việc tham gia NCKH thì hiện tại các hoạt động khác nằm trong nhiệm vụ NCKH như tham gia viết báo, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo…rất hạn chế mà chủ yếu là hoạt động tham gia nghiên cứu các đề tài. Như vậy, nếu tính cho số đề tài NCKH của giảng viên so với mức quy đổi giờ chuẩn ở trên thì việc hoàn thành định mức NCKH của giảng viên là rất ít. Do đó nếu việc đưa tiêu chí định mức khoa học vào đánh giá thì rất ít giảng viên có thể đạt được. Do vậy nên chăng với tình hình nghiên cứu khoa học hiện nay nên đưa tiêu chí NCKH vào đánh giá hàng tháng mà nên cho vào mục điểm thưởng để khuyến khích những giảng viên tham gia NCKH.
Về học tập nâng cao trình độ, chấp hành tốt yêu cầu đạt chuẩn về chuyên môn, tin học, ngoại ngữ đối với giảng viên theo đúng thời gian quy định. Tiêu chuẩn này đưa ra là phù hợp với đặc trưng công việc của giảng viên là luôn phải hoàn thiện mình, luôn phải tiếp cận kiến thức mới để đảm bảo xứng đáng là người “thầy”. Trường ĐHSPKT HY xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi của thực tế đào tạo phải gắn với thực tế, đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội. Do đó nhà Trường thực hiện chuẩn đầu ra đối với sinh viên và các tiêu chuẩn về chuyên môn, tin học và ngoại ngữ đối với giảng viên. Cụ thể đối với giảng viên sau 5 năm về trường công tác phải có bằng Thạc sỹ, sau 10 năm phải có bằng Tiến sỹ. Đối với những giảng viên dưới 40 tuổi đến tháng 12/2012 phải có chứng chỉ tin học B++, ngoại ngữ phải có chứng chỉ Ielts 4.5. Trường đặt ra tiêu chuẩn này với mục đích nâng cao và chuẩn hóa đội ngũ giảng viên để từ đó nâng cao chất lượng đào tạo của trường. Tuy nhiên, đây là tiêu chuẩn đặt ra trong một vài năm tới nhưng lại đưa ra ở đánh giá hàng tháng là chưa phù hợp. Vì nếu đưa tiêu chí ra ở đây thì ít có ai đạt được tiêu chuẩn này trong khi tiêu chuẩn này chưa đến hạn phản hoàn thành.
Mặt khác, thì tiêu chuẩn về học tập nâng cao trình độ còn có nhiều hình thức khác mà tiêu chí chưa đề cập đó là việc giảng viên tham gia học thạc sỹ, nghiên cứu sinh, tham gia học các lớp ngắn hạn hay như tham gia dự giờ các giảng viên khác cũng được coi là cách mà giảng viên học tập nâng cao trình độ của mình …Do đó khi xây dựng tiêu chí này phải xem xét đến những yếu tố trên.
Tiêu chuẩn thứ ba về tư tưởng và phẩm chất nhà giáo:
- Rèn luyện và giữ gìn phẩm chất danh dự của Nhà giáo. Tác phong giảng dạy nghiêm túc, gương mẫu, ứng xử văn minh;
- Chấp hành tốt giờ giấc, kỷ luật lao động và nội quy, quy định của Nhà trường.
- Chấp hành sự phân công của Nhà trường và đơn vị
Ta có thể nhận rõ đây là tiêu chuẩn mang tính chất định tính, hoàn toàn chung chung. Trên thực tế đây là tiêu chuẩn thật sự cần thiết đối với GV. Vì đã là giảng viên – người đứng trên bục giảng họ không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn
truyền đạt lại những kỹ năng sống, cách làm người, làm công dân có ích.Giảng viên phải là tấm gương về chuẩn mực đạo đức cho sinh viên soi vào. Nên đưa ra tiêu chuẩn về rèn luyện và giữ gìn phẩm chất nhà giáo là phù hợp.
Ngoài ra, giảng viên còn phải đánh giá về tác phong giảng dạy nghiêm túc, gương mẫu, ứng xử văn minh. Khía cạnh đánh giá này thực sự là những phẩm chất cần hoàn thiện của người giảng viên. Là tiêu chuẩn cần phải có của mỗi người giảng viên đảm bảo tư cách là người GV khải dạy. Theo em, thì đã là giảng viên thì hầu hết mọi người đều mang trong mình những phẩm chất này. Do đó, khi đánh giá nên đặt tiêu chuẩn này với trọng số thấp (mức độ quan trọng) để đánh giá chính xác hơn.
Tiêu chí về chấp hành tốt giờ giấc, kỷ luật lao động và nội quy, quy định
của Nhà trường và chấp hành sự phân công của Nhà trường và đơn vị. Đây là tiêu chuẩn xây dựng dựa trên hành vi, thái độ khi THCV. GV cũng như NLĐ có ý thức chấp hành thì mới đảm bảo thực hiện tốt công việc của mình. Kỷ luật lao động liên quan đến chấp hành giờ giấc, chấp hành nhiệm vụ được phân công….được quy định của Ban giám hiệu, đơn vị quản lý và được quy định rõ trong nội quy lao động. Hay kỷ luật lao động được cụ thể hóa thành nội quy lao động do đó tiêu chuẩn này có sự trùng lặp. Tuy nhiên chấp hành sự phân công của Nhà trường và đơn vị được tách riêng, có thể cho thấy nhà Trường coi trọng vấn đề này. Tuy nhiên nếu đánh giá mà quá coi trọng yếu tố này thì cũng là điều không phù hợp.
Tiêu chuẩn thứ tư về công tác khác:
- Tham gia sinh hoạt, dự các buổi họp đầy đủ và đúng giờ;
Giảng viên ngoài nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập và nâng cao trình độ còn phải thực hiện công tác khác đó là tham gia sinh hoạt, dự các buổi họp đầy đủ và đúng giờ. Đây là tiêu chí đã xác định được mặt lượng khi như số buổi họp nghỉ, số buổi họp tham gia và thời gian khi tham dự các buổi họp có đúng giờ hay không. Thực tế cho thấy, việc tham gia sinh hoạt, dự các buổi họp đầy đủ và đúng giờ là nằm trong nội quy lao động. Việc tác rời tiêu chuẩn này có thể thấy trường coi trọng về vấn đề này. Mặc dù vậy đây cũng chỉ là một tiêu chuẩn mang tính chất tham khảo về thực hiện công việc của giảng viên. Do đó khi đánh giá cần
đưa ra với trọng số thấp so với tiêu chuẩn khác.Khi đưa các tiêu chuẩn này vào đánh giá, em có khảo sát về số lượng các tiêu chí đánh giá trong hệ thống tiêu chí đánh giá hàng tháng cho kết quả như sau:
Bảng 2.4: Kết quả đánh giá về số lượng tiêu chí hàng tháng của giảng viên
STT Phương án trả lời Sô người trả lời Tỷ lệ %
1 Dài 11 9.2
2 Ngắn 27 22.5
3 Vừa phải,hợp lý 35 29.2
4 Còn thiếu, cần bổ sung 47 39.2
Tổng 120 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
Qua đó ta thấy có 29,2% cho rằng số lượng tiêu chí là vừa phải, hợp lý. Chỉ có 9.2% cho rằng số lượng tiêu chí là dài, 22,5% số lượng tiêu chí là ngắn và 39,2% thì cho rằng số lượng tiêu chí còn thiếu và cần bổ sung thêm. Sở dĩ tỷ lệ % về còn thiếu cần bổ sung thêm tiêu chí vì các tiêu chí này còn mang tính chất chung chung,