Khái quát về hoạt động của trường ĐHSPKT Hưng Yên

Một phần của tài liệu hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường đại học sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 52 - 61)

Các loại hình đào tạo của Trường rất đa dạng như: chính quy, liên thông, hoàn chỉnh kiến thức, văn bằng 2, vừa làm vừa học. Trường kiên trì thực hiện đa dạng hóa loại hình đào tạo, đa cấp, đa ngành và liên thông trong đào tạo

Trong quá trình tổ chức đào tạo, Trường luôn xác định việc chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy là nhiệm vụ trước mắt, hàng đầu. Việc phát triển quy mô được chú trọng đến tính hợp lý, ổn định, tính cân đối giữa các trình độ và loại hình đào tạo... để phù hợp với các điều kiện về cơ sở vật chất, về đội ngũ cũng như các yếu tố đảm bảo chất lượng khác nhằm phát huy tối đa hiệu quả, năng lực của Trường;

Chương trình đào tạo được định kì rà soát, điều chỉnh bổ sung, thiết kế mới tuân thủ theo quy định của Bộ GD&ĐT, quy trình của Trường. Trường đang cấu trúc lại công tác đào tạo để xây dựng thêm một số tín chỉ tự chọn cho phép sinh viên định hướng chuyên ngành, mở rộng sự hiểu biết, tạo điều kiện cho việc học liên thông ngang, liên thông dọc; tạo cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Các hệ đào tạo tại trường: Đào tạo Đại học và Cao đẳng

Bảng 2.1: Ngành nghề đào tạo theo trình độ Đại học tại trường ĐHSPKT HY

TT Ngành đào tạo

1 Công nghệ thông tin (Chuyên ngành công nghệ máy tính, mạng máy tính và truyền thông, công nghệ phần mềm)

2 Công nghệ kỹ thuật điện (Chuyên ngành: Tự động hóa công nghiệp, Cung cấp điện, Đo lường và điều khiển tự động)

3 Công nghệ kỹ thuật điện tử (Chuyên ngành: Điện tử công nghiệp, điển tử tin học, Điện tử viễn thông)

4 Công nghệ chế tạo máy

5 Công nghệ kỹ thuật Cơ khí (Chuyên ngành: Công nghệ Hàn, TĐH Thiết kế công nghệ cơ khí)

6 Công nghệ kỹ thuật Ô tô

7 Công nghệ Cơ – Điện

8 Công nghệ May và Thời trang (Chuyên ngành: Công nghệ may, Thiết kế thời gian, Kinh tế và quản trị thời trang)

TT Ngành đào tạo

9 Sư phạm kỹ thuật công nghiệp 10 Công nghệ Cơ – Điện tử 11 Quản trị kinh doanh 12 Tiếng Anh

13 Kế toán 14

Công nghệ hóa học (Chuyên ngành: Công nghệ Điện hóa và các hợp chất vô cơ; Công nghệ các hợp chất hữu cơ – cao sư và chất dẻo; Máy và thiết bị công nghiệp hóa chất – dầu khí)

15 Công nghệ kỹ thuật môi trường (Chuyên ngành: Công nghệ môi trường, Quản lý môi trường)

Ngành đào tạo Cao đẳng:

Bảng 2.2: Ngành nghề đào tạo theo trình độ cao đẳng trường ĐHSPKT HY

TT Chuyên ngành

1 Công nghệ thông tin 2 Công nghệ kỹ thuật Điện 3 Công nghệ Kỹ thuật điện tử 4 Công nghệ cơ khí chế tạo

5 Công nghệ Hàn và gia công tấm 6 Công nghệ kỹ thuật ô tô

7 Công nghệ Cơ – Điện

8 Công nghệ May và Thời trang

9 Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp – Tin 10 Công nghệ Cơ – Điện tử

11 Kế toán

12 Quản trị kinh doanh

(Nguồn: Sổ tay giảng viên)

Ngoài ra, Trường thực hiện các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đào tạo, bồi dưỡng sư phạm;

+ Đào tạo công nghệ cao;

+ Đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học;

+ Ngoài ra còn có nhiều gói dịch vụ hỗ trợ giáo dục đào tạo khác theo nhu cầu xã hội

Hợp tác quốc tế:

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên ngày càng tăng cường hợp tác đào tạo quốc tế. Các hoạt động hợp tác quốc tế Trường đã và đang tham gia thực hiện là:

- Nhận viện trợ của Chính phủ CHLB Đức trong dự án” Chương trình đào tạo Nghề Việt Nam” từ năm 1996- 2010.

- Hợp tác với tổ chức hỗ trợ phát triển quốc tế INWENT (CHLB Đức) trong việc bồi dưỡng giáo viên kỹ thuật và giáo viên dạy nghề;

- Hợp tác với Đại học tổng hợp (TU) Dresden CHLB Đức trong việc phát triển chương trình sư phạm kỹ thuật, các giáo trình;

- Hợp tác với Viện hàn PASTON nước Cộng hòa UCRAIN đào tạo kỹ sư , kỹ thuật viên hàn công nghệ cao;

- Hợp tác với các tổ chức GTZ, DED, DSE (InWent), Aptech, NiFT & PAF trong việc bồi dưỡng giáo viên kỹ thuật và giáo viên dạy nghề;

- Hợp tác với Viện NIFT và Viện PEARL của Ấn Độ về lĩnh vực May và Thời trang, các hãng về thiết bị giáo dục của CHLB Đức như: Festo, Nucas Nuelle, Stadwerker Leipzip. Hợp tác với Trung tâm IGTC- Indonesia mở các khoá đào tạo về Marketing và Merchandising của ngành May;

- Hợp tác với 2 trường Đại học Hà Lan là Fontys và Saxion về xây dựng chương trình đào tạo đại học chuyên ngành Điện- Điện tử, Công nghệ thông tin theo định hướng nghề nghiệp- ứng dụng;

- Hợp tác với đại học Cần Ích- Đài Loan về trao đổi giảng viên, sinh viên và nghiên cứu khoa học;

- Hợp tác với Đại học Hà Nam- Trung Quốc về liên kết đào tạo chuyên ngành tiếng Trung Quốc;

- Hợp tác với các công ty Ford Việt Nam, Toyota Việt Nam, Brother Việt Nam, Canon Việt Nam, Lucas Nulle, Festo Didactic, MTS Berlin, Deckel Maho Gildemeiser (DMG), May Venture International, Ingenatic, Viện Fraunhofer.

Hoạt động nghiên cứu khoa học của Nhà trường tập chung vào các hướng nghiên cứu nhưcác nghiên cứu triển khai, chuyển giao các công nghệ mới phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Đất nước. Đồng thời tạo điều kiện cho các giáo viên, sinh viên tham gia vào việc đào tạo nâng cao tay nghề và thực hiện việc bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị liên quan đến công nghệ mới. Hoạt động nghiên cứu khoa khọc thực sự được đẩy mạnh từ năm 2001 đến nay. Tổng kết các công trình nghiên cứu khoa học đã thực hiện và đang thực hiện tính đến nay là:

Biểu số 2.1: Tình hình NCKH của trường trong 3 năm từ 2008 - 2011

Đề tài

Năm

2008 - 2009 2009 - 2010 2010 - 2011

Cấp bộ 12 19 12

Cấp trường 42 58 60

(Nguồn: Phòng Khoa học và đối ngoại)

Qua đây ta thấy số lượng đề tài cấp bộ của trường có sự tăng lên trong năm học 2009 – 2010 là 7 đề tài so với năm học 2008 – 2009. Tuy nhiên con số này lại giảm so với năm học 2010 – 2011. Đối với các đề tài cấp trường tăng lên đáng kể qua các năm từ 2008 – 20011. Cụ thể, năm học 2009 – 2010 tăng so với năm học 2008 – 2009 là 16 đề tài, tăng gần 38,09%, còn năm 2010 – 2011 thì tăng so với năm 2009 – 2010 là 2 để tài, tăng so với năm 2008 – 2009 là 18 đề tài, tương ứng với mức tăng 3,4 % so với năm học 2009 – 2010 và tức tăng 42,85% so với năm 2008 - 2009.

Nhìn chung thì hình tình nghiên cứu khoa học của trường có dấu hiệu tăng lên qua các năm, đây có thể nói là tín hiệu đáng mừng với phong trào nghiên cứu khoa học của trường ngày càng tăng lên. Tuy nhiên so với quy mô giảng viên của trường thì số lượng đề tài NCKH còn đang ở con số khiêm tốn. Do đó trong thời gian tới, Nhà trường cần đẩy mạnh hơn nữa phong trào NCKH đối với các giảng viên trong trường vì đó là một cách để nâng cao khả năng nghiên cứu, nâng cao

trình độ của giảng viên và là đó cũng là cách đểtrực tiếpnâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong trường.

1.1.20. Quy mô và cơ cấu giảng viên trường ĐHSPKT Hưng Yên

Quy mô và cơ cấu của cán bộ giảng viên trường ĐHSPKT Hưng Yên qua 3 năm gần đây như sau:

Biểu số 2.2: Quy mô và cơ cấu giảng viên trường ĐHSPKT HY từ 2008 - 2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Chỉ tiêu/Năm 2008 - 2009 2009 - 2010 2010 - 2011 Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 Tổng số 498 100% 534 100% 611 100%

2 Phân theo giới

Nam 309 62.05 325 60.86 359 58.76

Nữ 189 37.95 209 39.14 252 41.24

3 Phân theo chức năng

Giảng viên 356 71.49 379 70.97 435 71.19

CB quản lý 65 13.05 69 12.92 75 12.27

Phục vụ 77 15.46 86 16.1 101 16.53

4 Phân theo hình thức tuyển dụng

Biên chế 367 73.69 397 74.34 445 72.83

Hợp đồng 131 26.31 137 25.66 166 27.17

5 Phân theo học vị

Tiến sỹ và Tiến sỹ khoa

học 26 5.221 28 5.243 32 5.237

Đang nghiên cứu sinh 32 6.426 32 5.993 35 5.728

Thạc sỹ 116 23.29 120 22.47 125 20.46

STT Chỉ tiêu/Năm 2008 - 2009 2009 - 2010 2010 - 2011 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Cử nhân 192 38.55 210 39.33 256 41.9 Khác 60 12.05 62 11.8 68 11.13 6 Phân theo học hàm Giáo sư 1 0.201 1 0.187 1 0.164 Phó giáo sư 7 1,4 8 1,49 8 1,31

(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ )

Qua bảng trên ta thấy đội ngũ cán bộ giảng viên của trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên tăng lên nhanh chóng từ năm 2008 – 2009 đến năm 2010 – 2011. Cụ thể năm học 2009 – 2010 tăng 36 người so với năm 2008 – 2009 ứng với tăng 7,2 %. Năm 2010 – 2011 tăng so với năm 2009 – 2011 là 77 người, tương ứng với tăng 14,42%. Tỷ lệ giảng viên gia tăng nhanh chóng phù hợp với chiến lược phát triển của trường là phát triển rộng về quy mô, đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo. Trường với thế mạnh là đào tạo về kỹ thuật và sư phạm nhưng trong thời gian gần đây trường mở thêm ngành kinh tế và ngành Hóa học và môi trường nên sự tăng lên về quy mô là đương nhiên.

Trong cơ cấu cán bộ giảng viên khi phân theo học vị ta thấy tỷ lệ tiến sỹ, tiến sỹ khoa học có sự tăng lên giữa các năm nhưng trong tổng số giảng viên tỷ lệ này còn nhỏ, trung bình chỉ chiếm 5,2% trong tổng số giảng viên. Tỷ lệ nghiên cứu sinh, thạc sỹ, đang nghiên cứu thạc sỹ cũng đang ngày càng gia tăng qua các năm. Tuy nhiên tỷ lệ cử nhân thì cũng tăng nhanh trong cơ cấu, chiếm 38,55% trong năm 2008 – 2009, chiếm 39,33% trong năm 2009 – 2010 và tăng lên 41,33% trong năm 2010 – 2011. Với tỷ lệ giảng viên ở trình độ cử nhân cao như vậy đòi hỏi Trường ĐHSPKT Hưng Yên cần phải tập chung đào tạo và nâng cao trình độ cho giảng viên. Từ đó nâng cao chất lượng đội ngũ giảng dạy và nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường.

1.1.21. Quy mô và cơ cấu của sinh viên trường ĐHSPKT Hưng Yên

Quy mô và cơ cấu sinh viên của trường ĐHSPKT Hưng Yên được thể hiện như sau:

đào tạo Cơ sở CS1 CS2 CS3 NT hệ CS1 CS2 CS3 NT hệ Đại học chính quy Số lớp 80 10 19 0 109 57 40 11 0 108 Số SV 3983 780 1463 0 6226 2792 2744 872 0 6408 Đại học LT Số lớp 26 2 0 0 28 33 10 3 0 46 Số SV 1516 100 0 0 1616 1384 407 173 0 1964 Cao đẳng chính quy Số lớp 36 2 0 0 38 26 11 2 0 39 Số SV 1732 100 0 0 1832 1282 752 140 0 2174 Cao đẳng LT Số lớp 18 1 0 0 19 15 7 0 0 22 Số SV 660 60 0 0 720 581 316 0 0 897 TCCN Số lớp 12 12 2 0 26 14 8 0 0 22 Số SV 487 446 97 0 1030 542 414 0 0 956 Vừa làm vừa học Số lớp 17 9 25 41 92 15 5 9 41 70 Số SV 467 294 707 1758 3226 411 159 250 1876 2696 Đào tạo nghề Số lớp 9 0 2 0 11 10 3 3 0 16 Số SV 255 0 86 0 341 260 90 78 0 428 Tổng số Số lớp 198 36 48 41 323 170 84 28 41 323 Số SV 9100 1780 2353 1758 14991 7252 4882 1513 1876 15523

(Nguồn: Phòng Đào tạo đại học và sau đại học)

Trường đại học SPKT Hưng Yên đào tạo với nhiều loại hình khác nhau như đại học chính quy, cao đẳng chính quy, đại học liên thông, cao đẳng liên thông, trung cấp chuyên nghiệp, vừa làm vừa học và đạo nghề. Nhìn tổng quy mô của các loại hình đào tạo thì quy mô của sinh viên tăng lên đáng kể. Từ năm 2009 – 2010 đến năm 2010 – 2011 tăng lên 532 sinh viên chiếm tỷ lệ 3,54%. Điều này cho thấy trường đang ngày càng thu hút được nhiều sinh viên, ngày càng nâng cao được uy tín trên thị trường.

2.2. Thực trạng đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường ĐHSPKT Hưng Yên

Một phần của tài liệu hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường đại học sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 52 - 61)