Thứ nhất, tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc hàng tháng
Tiêu chuẩn đánh giá đối với giảng viên:
Thực chất của quá trình dánh giá là đo lường được kết quả thực hiện công việc và phát hiển năng lực của người lao động dựa trên hệ thong các chỉ tiêu, tiêu chuân đã được thiết kế sẵn. Bởi vậy, hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống đánh giá.
Trên cơ sở phân tích công việc của giảng viên như trên, em xin đưa ra các tiêu chí, tiêu chuẩn để đánh giá thực hiện công việc của giảng viên như sau:
Về tiêu chí giảng dạy:
Như đã phân tích ở trên em xin đưa ra các tiêu chí để đánh giá thực hiện công việc của giảng viên khi thực hiện nhiệm vụ giảng dạy. Các tiêu chuẩn đánh giá
nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên có thể thông qua các tiêu chuẩn định tính và định lượng hay số lượng và chất lượng
Về số lượng:
- Đảm bảo dạy đủ giờ tiêu chuẩn hoặc vượt giờ tiêu chuẩn
Trường ĐHSPKT HY không khuyến khích việc dạy vượt giờ, vượt tiết (cụ thể là chỉ tính 50% tiền thừa giờ nếu vượt quá 200 giờ) do đó giảng viên dạy đủ giờ và vượt giờ tiêu chuẩn vẫn để một mức đánh giá. Còn đối với những giảng viên không dạy đủ số giờ tiêu chuẩn do cơ cấu chương trình mà có sự giải trình đúng tức là do lỗi khách quan không phải bản thân giảng viên thì về tiêu chí này họ vẫn đạt đủ điểm.
- Thực hiện đúng quy chế giảng dạy (giảng dạy đúng giờ, đúng kế hoạch, chuẩn bị tốt hồ sơ giảng dạy, đồ dùng, phương tiện dạy học, chấm thi, trả điểm đúng quy định…)
Như đã phân tích ở phần thực trạng thì việc ra đề thi, bài tập, coi thi và chấm thi, nộp bài và trả điểm theo đúng như quy định nên em cho các yếu tố này nằm trong tiêu chuẩn về thực hiện đúng quy chế giảng dạy
Đối với việc thực hiện quy chế giảng dạy như dạy đúng giờ… thì có thể thông qua Phòng thanh tra và công tác sinh viên đi thanh, kiểm tra tình hình giảng dạy của giảng viên. Về chấm điểm, làm đề thi có đúng theo quy định hay không thì được phòng Khảo thí chất lượng và Phòng Tổ điểm sẽ thông báo về những ai vi phạm.Riêng đối với thực hiện tốt hồ sơ giảng dạy trước khi liên lớp thì cần có sự đánh giá của Trưởng bộ môn khi ký giáo án, lịch trình, đề cương thì có thể biết được sự chuẩn bị hồ sơ lên lớp của giảng viên như thế nào.
Về chất lượng:
- Phương pháp giảng dạy (Khoa học, logic, phát huy sáng tạo tích cực của sinh viên, có sáng kiến đổi mới trong giảng dạy)
Một giảng viên có kiến thức, chuẩn bị nội dung khoa học nhưng lại không sử dụng phương pháp giảng dạy thích hợp thì lại khó có thể truyền tải được hết kiến
thức cho sinh viên, thu hút sinh viên nghe bài. Do đó cần phải đưa ra tiêu chuẩn này vì phương pháp phù hợp nó sẽ nâng cao hiệu quả giảng dạy, phát huy tính sáng tạo, tích cực của sinh viên. Đối với có sáng kiến đổi mới phương pháp giảng dạy, đây là một cách để khuyến khích giảng viên tự giác học tập, tìm tòi để hoàn thiện phương pháp và chương trình giảng dạy. Sáng kiến phương pháp này được ghi nhận, đánh giá thông qua sự ghi nhận của đơn vị hoặc trường công nhận. Điều này có thể biết được thông qua sự tham dự giờ giảng của giảng viên trong quá trình giảng dạy.
- Tác phong sư phạm
Tiêu chuẩn này nó gắn với đặc thù công việc của giảng viên. Tác phong sư phạm ở đây có thể kể đến như cách viết bảng, cử chỉ, giọng nói, ngữ điệu…Thực hiện tốt tiêu chuẩn này sẽ làm tăng sự tập chung chú ý của sinh viên.
- Kết quả phản hồi từ phía sinh viên
Đây là một yếu tố quan trọng khi đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên. Đây sẽ là một nguồn thông tin khách quan để đánh giá. Từ đó kết quả đánh giá sẽ khách quan hơn đồng thời sẽ giúp giảng viên phải quan tâm và tập trung trong quá trình giảng dạy của mình. Tiêu chí này sẽ được đánh giá bằng sự đo lường điểm từ kết quả điểm từ bảng hỏi đối với sinh viên.
Về học tập, nâng cao trình độ:
- Hoàn thành đúng hạn các khóa đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch của trường (học thạc sỹ, nghiên cứu sinh, bồi dưỡng ngắn hạn, tiêu chuẩn về ngoại ngữ và tin học);
- Mức độ tích cực trong việc tham gia hội thảo do Bộ môn, Khoa, Trường tổ chức;
- Tham gia dự giờ các giảng viên khác.
Đây là tiêu chí đánh giá về ý thức nâng cao trình độ của giảng viên từ đó sẽ nâng cao chất lượng giảng dạy. Đối với các giảng viên nếu không tham gia nâng cao trình độ như học thạc sỹ hay nghiên cứu sinh thì Nhà trường có quy định sau 5 năm tham gia công tác tại trường mà không có bằng thạc sỹ thì sẽ chuyển từ hệ Đại
học xuống hệ cao đẳng. Đây cũng coi là hình phạt đối với những giảng viên không tham gia nâng cao trình độ.
Về tham gia dự giờ các giảng viên khác: đây là một tiêu chí đưa ra để giúp giảng viên có thể học hỏi được từ các đồng nghiệp của mình đồng thời nó cũng giúp cho tự bản thân giảng viên phải tự hoàn thiện hơn. Việc tham dự giờ giảng của các giảng viên khác thì Khoa và Bộ môn nên quy định rõ về số lần tham dự và có ghi chép lại để báo cáo với Bộ môn. Từ đó là cơ sở để chấm điểm cho tiêu thức này. Theo em, đối với mỗi giảng viên thì mỗi một giảng viên nên đi tham dự giảng của tối thiểu hai giảng viên trong một học kỳ và tốt nhất là nên nghe các giảng viên trong cùng tổ chuyên môn.
Về tư tưởng và phẩm chất đạo đức:
- Rèn luyện và giữ gìn phẩm chất danh dự nhà giáo
- Đoàn kết, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị
- Chấp hành tốt nội quy, quy định của Nhà trường
Về công tác khác:
- Tham gia sinh hoạt, dự các buổi họp đầy đủ và đúng giờ
- Tham gia tích cực các hoạt động Đảng, Công đoàn và các hoạt động xã hội khác.
- Thực hiện tốt công tác giáo viên chủ nhiệm, tư vấn hướng dẫn cho HSSV Các tiêu chuẩn này khi xây dựng phiếu đánh giá sẽ được xác định các thang điểm và trọng số phù hợp để phù hợp với mục tiêu của chương trình đánh giá hướng tới.
Riêng đối với nhiệm vụ NCKH của giảng viên thì với đặc thù giảng viên còn trẻ về tuổi nghề và tuổi đời, giảng viên đang tập chung nhiều về học tập và nâng cao trình độ nên số lượng giảng viên tham gia NCKH còn hạn chế. Do đó, trong tình hình hiện tại, để động viên khuyến khích giảng viên tham gia NCKH thì theo em tiêu chí NCKH không nằm trong tiêu chí đánh giá chung (vì nếu đưa vào thì rất ít người đạt được) mà nó nằm trong tiêu chí thưởng cho những giảng viên nào có tham gia NCKH hoàn thành theo đúng định mức đặt ra. Nghiên cứu khoa học bao gồm các loại hình sau:
- Viết báo đăng trên tạp chí của trường và các tạp chí khác.
- Viết bài tham gia hội thảo nghiên cứu cấp khoa, cấp trường.
- Tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu.
- Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học được hội đồng cấp trường đánh giá có chất lượng.
Nếu giảng viên không tham gia NCKH thì không được cộng điểm thưởng và sẽ không được xét danh hiệu thi đua từ chiến sỹ thi đua cấp cơ sở trở lên. Theo em đây là quy định phù hợp với tình hình hiện tại nhưng trong tương lai thì trường nên đẩy mạnh hơn nữa và có chế tài mạnh hơn đối với giảng viên không tham gia NCKH.
Tiêu chuẩn đánh giá đối với cán bộ quản lý cấp Khoa, cấp Bộ môn:
Trên đây là các tiêu chí để đánh giá sự thực hiện công việc của giảng viên. Tuy nhiên nếu giảng viên lại đồng thời là cán bộ quản lý cấp Khoa, bộ môn trực thuộc trường thì ngoài những công việc giảng dạy họ còn các nhiệm vụ khác. Do đó em xin đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá đối với các cán bộ quản lý cấp Khoa và bộ Môn như sau:
Về giảng dạy: Hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy
Sở dĩ ở đây em chỉ đưa ra một tiêu chuẩn chung về giảng dạy bao hàm cả về số lượng và chất lượng là vì hơn ai hết đã là cán bộ quản lý cấn Khoa, Bộ môn là những người ưu tú, có trình độ, nhận thức, giỏi về chuyên môn. Đồng thời họ luôn là tấm gương để các giảng viên khác noi theo. Nên hầu hết mọi cán bộ đều đạt được tiêu chí này. Do đó không nhất thiết cần đưa ra các tiêu chuẩn như đối với giảng viên.
Về công tác tổ chức, quản lý và điều hành:
- Đảm bảo việc lập kế hoạch và hoàn thành kế hoạch của đơn vị mình phụ trách theo kế hoạch đã được nhà trường quy định;
Tiêu chuẩn này đánh giá về mặt thời gian đối với cán bộ quản lý lập kế hoạch và thực hiện các nhiệm vụ mà trường và khoa đề ra.
- Phân công công việc hợp lý, kiểm tra, đôn đốc và giám sát các thành viên trong đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Lập kế hoạch, triển khai thực hiện các nhiệm vụ thực tập của sinh viên theo đúng yêu cầu chuyên môn.
- Xây dựng kế hoạch, đẩy mạnh công tác thi đua trong đơn vị, thực hiện báo cáo nghiêm túc theo định kỳ kịp thời.
- Rà soát, chấm công và xét điểm hàng tháng của đơn vị đảm bảo chính xác, đầy đủ và kịp thời.
Về nghiên cứu khoa học: đối với giảng viên thì NCKH không đưa vào tiêu chí đánh giá mà đưa vào điểm thưởng. Đối với cán bộ quản lý cấp Khoa, cấp Bộ môn thì cần phải gương mẫu trong NCKH đồng thời tiêu chuẩn về số giờ chuẩn giảm so với giảng viên do đó đưa tiêu chí về NCKH vào tiêu chí đánh giá sự hoàn thành công việc. Tuy nhiên ngoài việc hoàn thành các định mức NCKH thì cán bộ quản lý cần đôn đốc và quản lý tốt công tác NCKH của đơn vị mình, bộ phận mình.
Về học tập nâng cao trình độ: Hoàn thành đúng hạn các khóa đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch của trường (học thạc sỹ, nghiên cứu sinh, bồi dưỡng ngắn hạn, tiêu chuẩn về ngoại ngữ và tin học)
Về tư tưởng và phẩm chất đạo đức:
- Rèn luyện và giữ gìn phẩm chất danh dự nhà giáo;
- Xây dựng đơn vị có tinh thần hợp tác, đoàn kết, hỗ trợ các cá nhân khác trong khoa, bộ môn
- Chấp hành nội quy, quy định của Nhà trường.
Công tác khác:
- Tham gia đầy đủ các hoạt động do đơn vị, nhà trường và các đoàn thể tổ chức;
- Phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục và quản lý sinh viên, kiểm tra công tác giáo viên chủ nhiệm.
- Chủ động phối kết hợp với các đơn vị khác trong xử lý các công việc của Nhà trường và của đơn vị
Nhằm hoàn thiện các tiêu chí đánh giá, đánh giá toàn diện các khía cạnh của công tác giảng dạy của giảng viên và đảm bảo đủ nội dung đánh giá theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo em xin hệ thống lại danh mục các câu hỏi kiểm tra và bổ sung thêm các câu hỏi như sau:
- Nội dung giảng dạy:
+ Bạn cảm thấy kiến thức của học phần này thế nào?
+ Nội dung bài giảng có thực sự hấp dẫn không ?
- Tài liệu giảng và thời gian giảng dạy:
+ Tài liệu phát tay có hữu ích không ?
+ Bài tập, tiểu luận, thí nghiệm…của học phần này giúp cho quá trình nhận thức của bạn như thế nào?
+ Ý thức chấp hành nội quy, giờ giấc của giảng viên như thế nào?
- Thái độ, sự nhiệt tình của giảng viên, khích thích sáng tạo của sinh viên:
+ Giảng viên giảng dạy có hào hứng giảng dạy, kích thích buổi học sôi nổi không?
+ Thái độ của giảng viên đối với sinh viên như thế nào?
- Tư vấn, hướng dẫn người học:
+ Giảng viên có giới thiệu và hướng dẫn cách tìm kiếm và khai thác các nguồn tài liệu liên quan đến học phần này không ?
- Tác phong sư phạm của giảng viên:
+ Mức độ truyền đạt và nói của giảng viên như thế nào?
+ Mức độ và trình độ sử dụng thiết bị nghe nhìn, viết bảng của giảng viên như thế nào?
+ Giảng viên giảng dạy có dễ ghi chép không ?
+ Trang phục của giảng viên, phù hợp với công tác giảng dạy không?
- Phương pháp giảng dạy:
+ Giảng viên có thường xuyên sáng tạo, cải tiến phương pháp giảng dạy không?
- Đánh giá của giảng viên trong công tác kiểm tra:
+ Kết quả đánh giá cuả giảng viên đối với bài kiểm tra của bạn là?
Thứ ba, tiêu chí đánh giá thực hiện công việc theo năm học
Như đã phân tích ở trên thì tiêu chí đánh giá theo năm học tương tự như theo tiêu chí đánh giá hàng tháng nên nếu để hai tiêu chí này thì chúng ta đánh giá hai lần cùng một thông tin, điều này sẽ gây mất thời gian. Do đó đối với đánh giá theo
năm học chúng ta sẽ dựa vào kết quả đánh giá lao động theo tiêu chuẩn hàng tháng và thông qua ý kiến đánh giá của sinh viên làm cơ sở đánh giá.
Đối với trường hợp không xét theo em đối với trường đưa ra như vậy là hợp lý. Còn đối với các danh hiệu khác thì nên sử dụng có tính kế thừa kết quả đánh giá từ trong năm học. Cụ thể như sau:
Đối với “Không hoàn thành nhiệm vụ” khi:
- Đạt điểm đánh giá trung bình năm học từ 50 điểm trở xuống;
- Lạm dụng chức vụ gây khó khăn, phiền hà đối với tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ ;
- Không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng, gây ảnh hưởng đến công việc chung của đơn vị và nhà trường;
- Bỏ họp không báo cáo (không có lý do chính đáng);
- Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 5 ngày làm việc trong 01 tháng, 40 ngày trong một năm;
- Được cử đi học tập nâng cao trình độ, hoàn thành không đúng hạn;
- Thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở, cấp bộ không thực hiện đúng theo quy định: thời gian thực hiện, chế độ báo cáo, báo cáo định kỳ, thanh quyết toán…
- Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, có hành vi, lời nói đe dọa cán bộ vi phạm kỷ luật phát ngôn làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, đơn vị công tác ;
- Sử dụng thiết bị tài sản công tự ý nhận làm cho khách một số mặt hàng lấy tiền mà không báo cáo hoặc chưa được phép của lãnh đạo trường;
- Cán bộ quản lý, điều hành công việc không hoàn thành nhiệm vụ theo sự phân công, để xẩy ra hậu quả nghiêm trọng;
- Cá nhân bị kỷ luật từ khiển trách trở lên. Đối với “Hoàn thành nhiệm vụ” khi:
- Đạt điểm trung bình từ 50 – 60 điểm;
- Đi đào tạo, bồi dưỡng, không có kết quả học tập gửi về ; hoàn thành kế hoạch học tập Thạc sĩ, Tiến sĩ đúng thời hạn.
- Có sai sót khi ra đề thi, coi thi, chấm thi, chấm bài tập nhưng đã kịp thời khắc phục điều chỉnh.
- Có 01 tháng không nộp báo cáo (báo cáo GVCN; báo cáo của đơn vị)