Những điểm còn hạn chế

Một phần của tài liệu hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường đại học sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 98 - 108)

Mặc dù đã đạt được các thành tựu như trên nhưng đánh giá thực hiện công việc cho giảng viên trường ĐHSPKT Hưng Yên còn một số điểm hạn chế như sau:

- Về tiêu chuẩn đánh giá: Tiêu chuẩn đánh giá chủ yếu tập chung vào mặt khối lượng đánh giá, mặt chất lượng chưa được đưa vào đánh giá đầy đủ. Các tiêu chuẩn còn chung chung, các tiêu chuẩn xắp xếp chưa thống nhất với nhiệm vụ của giảng viên. Các tiêu chuẩn chưa có định mức về mức độ đóng góp đối với kết quả đánh giá cũng như chưa xây dựng được trọng số thích hợp để nhấn mạnh tiêu chuẩn nào thực sự quan trọng đối với giảng viên.

- Phương pháp đánh giá: Phương pháp đánh giá đưa ra chưa hoàn thiện và khoa học. Cụ thể mẫu phiếu đánh giá thang đo đồ họa không có quy định về cách cho điểm ứng với từng tiêu chí mà chỉ dừng lại ở cho điểm với hai mức

tưng ứng với hai nhiệm vụ của giảng viên là nhiệm vụ chuyên môn và công tác khác tương ứng là 75 điểm và 25 điểm. Điều này gây khó khăn trong đánh giá và có thể đến cùng một giảng viên nhưng với hai người đánh giá sẽ cho ra hai kết quả khác nhau. Hay như phương pháp đánh giá trong thi đua khen thưởng chưa thực sự khoa học khi sử dụng phương pháp bỏ phiếu tín nhiệm cho các danh hiệu thi đua, điều này chi phối tính cảm tính trong người đánh giá nhiều và thường vấp phải lỗi trung bình trong đánh giá.

- Người đánh giá: người đánh giá chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết phục vụ cho công tác đánh giá đặc biệt khi người đánh giá là sinh viên.

- Thông tin phản hồi về kết quả đánh giá: Có thể nói, vấn đề thông tin phản hồi không được chú trọng, chưa đem lại kết quả thiết thực nào trong việc bổ sung, hoàn thiện công tác đánh giá THCV của trường.

- Về sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc: Việc sử dụng kết quả đánh giá mới dừng lại ở sử dụng trong tuyển dụng và thù lao lao động mà chưa sử dụng vào các hoạt động khác như đào tạo và phát triển, thuyên chuyển, đề bạt…

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐHSPKT HƯNG YÊN 3.1. Định hướng phát triển của trường ĐHSPKT Hưng Yên từ nay đến

năm 2020

Trong quá trình hội nhập và xu hướng phát triển của đất nước trường ĐHSPKT Hưng Yên đặt ra sứ mệnh và mục tiêu phát triển cho mình.

Về sứ mệnh:

Phương châm hành động của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên là: “Nhân đức, nhân tài, nhân trí thức

Sáng tạo tương lai, phục vụ nhân dân”

phạm Kỹ thuật và Công nghệ trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Hồng, đào tạo định hướng ứng dụng nghề nghiệp có chất lượng cao cho các chuyên ngành trong các lĩnh vực: sư phạm kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, ngoại ngữ; theo đúng tinh thần Nghị Quyết 54/NQ-TW của Bộ Chính trị và Quyết định 145/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Trường là nơi cung cấp cho thị trường lao động đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên, giáo viên kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu có trình độ khoa học công nghệ, kỹ năng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế xã hội và nền giáo dục Đại học Việt Nam

Về mục tiêu, định hướng phát triển:

Định hướng phát triển của trường ĐHSPKT Hưng Yên đến năm 2020 là xây dựng và phát triển trở thành một trường Đại học thực hành trọng điểm đào tạo ứng dụng nghề nghiệp trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ và sư phạm kỹ thuật có trình độ đại học và sau đại học

Xây dựng trung tâm bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng thực hành, nhận thức công nghệ theo tính hệ thống và năng lực sư phạm kỹ thuật cho giáo viên dạy nghề khu vực miền Bắc Việt Nam

Xây dựng trung tâm đào tạo ngoại ngữ, tin học để cung cấp những dịch vụ ngoại ngữ, tin học có chất lượng cao cho HSSV và những người có nhu cầu;

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học, sau đại họccho nhiều ngành kinh tế kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho tỉnh Hưng Yên và vùng đồng bằng sông Hồng

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật và dạy nghề phục vụ các mục tiêu KT-XH của tỉnh Hưng Yên và vùng đồng bằng Bắc Bộ;

Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề ở các cấp trình độ: đại học, cao đẳng; cung cấp lực lượng giáo viên dạy nghề có trình độ khoa học, công nghệ, có nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng chuyên môn cho các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trong cả nước

thức công nghệ cho HSSV; liên kết xây dựng “Trung tâm hỗ trợ sinh viên và liên kết với doanh nghiệp” để thực hiện tiếp nhận công nghệ mới, nghiên cứu chuyển giao công nghệ cho các công ty công - nông nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội khác;

Hợp tác, phát triển hoạt động NCKH với các trường Đại học, Viện nghiên cứu trong và ngoài nước thực hiện công tác đào tạo nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, triển khai tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cho cán bộ, giảng viên và sinh viên, triển khai các đề tài khoa học, công nghệ ứng dụng vào thực tiễn tại các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế

Liên kết với các trường Đại học nước ngoài và các trường Đại học có uy tín trong nước chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến hành đào tạo các chương trình tiên tiến ở các bậc học Đại học, Sau Đại học.

3.2. Các biện pháp hoàn thiện ĐGTHCV của giảng viên trường ĐHSPKT Hưng Yên

1.1.35. Hoàn thiện tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc

3.2.1.1. Xây dựng chương trình phân tích công việc của giảng viên

Cơ sở của việc xây dựng tiêu chuẩn thực hiện công việc chính là hoạt động phân tích công việc. Phân tích công việc có vai trò vô cùng quan trọng với quá trình thực hiện công việc. Muốn hệ thống đánh giá THCV đạt hiệu quả cao thì phải xây dựng và triển khai tốt hoạt động phân tích công việc. Trường ĐHSPKT Hưng Yên mới chỉ xây dựng các nhiệm vụ và quyền hạn của các Khoa và Bộ môn còn nhiệm vụ và quyền hạn của giảng viên thì tuân theo quyết định số 64/2008/QĐ – BGDĐT ngày 28/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện tại trường chưa xây dựng chương trình phân tích công việc cho giảng viên. Do đó để hoàn thiện hệ thống đánh giá thực hiện công việc một trong những giải pháp đưa ra trong luận văn này là xây dựng một chương trình phân tích công việc hợp lý.

Để xây dựng chương trình phân tích công việc chúng ta tuân thủ theo các bước sau: Bước 1: Xác định mục đích phân tích công việc, các công việc cần phân tích Bước 2: Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin

Bước 4: Sử dụng thông tin thu thập

Quá trình phân tích công việc của giảng viên trường ĐHSPKT Hưng Yên được cụ thể hóa như sau:

Bước 1: Xác định mục đích phân tích và các công việc cần phân tích

Mục đích phân tích công việc của giảng viên tại trường ĐHSPKT Hưng Yên trước hết là cung cấp thông tin cho quá trình đánh giá thực hiện công việc của giảng viên và sau đó là phục vụ cho các công tác khác của QTNL đó là tuyển dụng, thù lao, đào tạo và phát triển…Khi thực hiện chương trình phân tích công việc thì sẽ thông báo mục đích đó tới các giảng viên và ban chủ nhiệm khoa để họ có thể cung cấp thông tin nghiêm túc và chính xác.

Sau khi xác định mục đích phân tích công việc thì phải xác định rõ tiêu chuẩn chức danh cho các giảng viên của trường. Vì tiêu chuẩn chức danh sẽ cho phép lượng hóa được các yêu cầu, tiêu chuẩn trình độ, hiểu biết của từng chức danh giảng viên. Nó sẽ là cơ sở ĐGTHCV. Căn cứ theo quyết định số 538/TCCP – BCTL ngày 18/12/1995 của Ban Tổ chức – cán bộ Chính phủ thì phân chia theo các chức danh: giảng viên, ngạch giảng viên chính – phó giáo sư thành giảng viên chính, ngạch giáo sư thành giảng viên cao cấp. Tuy nhiên phó giáo sư, giáo sư tại trường ĐHSPKT Hưng Yên chỉ có 1 giáo sư và 8 phó giáo sư. Các giáo sư và phó giáo sư ở trường hiện tại chủ yếu là từ các trường có uy tín tại Hà Nội về trường tham gia vào các vị trí quản lý trong trường và ít tham gia giảng dạy. Do đó em chỉ đi sâu vào phân tích ngạch giảng viên. Để cụ thể hóa các chức năng này cho các giảng viên của trường thì cần căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của trường cũng như đặc thù của công tác giảng dạy trong trường.

Bước 2: Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin

Để lựa chọn phương pháp thu thập thông tin để phân tích công việc thì có rất nhiều cách khác nhau như điều ra bằng bảng hỏi, quan sát, nhật ký công việc, phỏng vấn…Nhưng với đặc thù công việc của giảng viên là lao động trí óc, có trình độ cao, thời gian linh hoạt hơn các lao động khác…thì chúng ta sẽ sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi kết hợp với phương pháp phỏng vấn để thu thập thông

tin phân tích công việc.

Đối với điều tra bằng bảng hỏi thì chúng ta sẽ thiết kế một bảng mẫu sẵn với các câu hỏi khác nhau về công việc và liên quan đến công việc của giảng viên.

Bước 3: Tiến hành thu thập thông tin

Đầu tiên sẽ đi xem xét các văn bản của Nhà nước liên quan đến phân tích công việc của giảng viên. Sau đó chúng ta thu thập những thông tin sau:

- Thu thập thông tin liên quan đến công việc của giảng viên như: mối quan hệ công việc của giảng viên (thuộc bộ môn, khoa nào, báo cao cho ai…); vai trò, vị trí công việc của giảng viên liên quan đến sự phát triển của Nhà trường

- Thu thập thông tin về công việc, nhiệm vụ của giảng viên như:

+ Nhiệm vụ giảng dạy bao gồm: chuẩn bị bài giảng (đọc tài liệu tham khảo; viết bài giảng) giảng bài cho các đối tượng người học, tổ chức thảo luận, chữa bài tập; kiểm tra và chấm bài kiểm tra; thi và chấm thi học phần; hướng dẫn bài tập lớn; hướng dẫn đề án môn học; hướng dẫn thực tập tốt nghiệp và bảo vệ khóa luận;

+ Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học bao gồm: tự xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học và tổ chức thực hiện; chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học các cấp; tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học với tư cách là các thành viên; viết bài báo hoặc các bài tham gia hội thảo, các cuôc trao đổi chuyên môn nghiệp vụ ở khoa, bộ môn; hướng dẫn luận văn; viết và biên soạn giáo trình; viết và biên sọan các chuyên đề, các chuyên khảo; hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học v.v.

+ Nhiệm vụ tự học tập, bồi dưỡng bao gồm: về chuyên môn: tham gia các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ; các lớp học tập theo các dự án; các đợt giao lưu trao đổi với các giáo sư, các nhà khoa học trong và ngoài nước v.v.; về bồi dưỡng phẩm chất chính trị: tham gia các đợt sinh hoạt chính trị, học tập nghị quyết của Đảng v.v.

+ Nhiệm vụ tham gia các hoạt động khác bao gồm: lao động công ích và các nghĩa vụ khác đối với xã hội (luyện tập dân quân tự vệ); tham gia hoạt động trong các tổ chức Đảng, chính quyền, công đoàn, đoàn thanh

niên, giáo viên chủ nhiệm lớp v.v.

Tất cả các thông tin này được sẽ được thu thập nhờ phiếu câu hỏi thu thập thông tin sau đây:

MẪU PHIẾU CÂU HỎI THU THẬP THÔNG TIN

1. Thông tin cá nhân

Họ và tên: Chức danh: Trình độ: Bộ môn/Khoa: Học phần giảng dạy: 2. Nhiệm vụ đảm nhiệm

- Nhiệm vụ chính được phân công đảm nhiệm của anh (chị) ?

+ Mô tả nhiệm vụ………

+ Thời gian thực hiện ……….

- Công tác kiêm nhiệm hiện nay của anh (chị) ? (Công tác quản lý, công tác Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên)

+ Mô tả nhiệm vụ………

+ Thời gian thực hiện………..

3. Các mối quan hệ

- Báo công việc cho ai ?...

- Giám sát những người nào?...

4. Điều kiện làm việc

5. Thiết bị, dụng cụ hỗ trợ công việc………

- Điều kiện về lớp học/Phòng thí nghiệm/Phân xưởng……….

- Điều kiện khác (nếu có):………

6. Yêu cầu về trình độ, kỹ năng ?...

7. Kiến nghị về công tác hiện tại……….

Bước 4: Sử dụng thông tin thu thập

Từ các thông tin thu thập được vào việc viết bản mô tả công việc, bản yêu cầu với người thực hiện, bản tiêu chuẩn thực hiện công việc.

Căn cứ theo thu thập thông tin từ phiếu thu thập thông tin; căn cứ theo quyết định số 538/TCCP – BCTL ngày 18/12/1995 của Ban Tổ chức – cán bộ Chính phủ,

theo quyết định số 64/2008/QĐ – BGDĐT ngày 28/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời căn cứ theo chức năng và nhiệm vụ của trường ĐHSPKT Hưng Yên ta xây dựng được ba văn bản của phân tích công việc cho chức danh giảng viên như sau:

Bảng 3.1: Bản mô tả công việc

TRƯỜNG ĐHSPKT HƯNG YÊN

BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC Số trang:…

Chức danh công việc: Giảng viên

Đơn vị làm việc: Bộ môn QTKD, Khoa Kinh tế

Người lãnh đạo trực tiếp: Trưởng Bộ môn Quản trị kinh doanh

Người giám sát: không có.

Các nhiệm vụ:

- Giảng dạy phần giáo trình hay giáo trình môn học được phân công;

- Soạn bài giảng, biên soạn tài liệu tham khảo, ngân hàng đề thi, hệ thống câu hỏi bài tập chương của môn học được phân công;

- Tham gia hướng dẫn, đánh giá, chấm luận văn, đồ án tốt nghiệp đại học;

- Tham gia NCKH, viết báo, làm các đề tài nghiên cứu khoa học;

- Tham gia quản lý đào tạo (nếu có yêu cầu): chủ nhiệm lớp, chỉ đạo thực tập, hướng dẫn giảng viên tập sự…

- Tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, trình độ ngoại ngữ và tin học;

- Thực hiện đầy đủ các quy định về chuyên môn và nghiệp vụ theo quy chế trường ĐH, theo quy chế giảng dạy của trường.

Quyền hạn:

- Có quyền điều hành và quản lý lớp học trong thời gian tham gia giảng dạy;

- Có quyền đề xuất các vấn đề liên quan đến giảng dạy, chuyên môn khoa học;

- Được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Nhà nước và các khoản khác theo quy định của Nhà trường.

Mối quan hệ:

- Trực tiếp nhận kế hoạch giảng dạy từ trưởng bộ mon và trợ lý đào tạo;

- Báo cáo tình hình giảng dạy trực tiếp cho trưởng bộ môn;

- Thảo luận các vấn đề khoa học với các đồng nghiệp trong bộ môn và trong khoa.

Điều kiện làm việc:

- Được cung cấp các dụng cụ, thiết bị cần thiết trong khả năng của nhà trường để làm tốt nhiệm vụ giảng dạy, tham gia hoạt động chuyên môn, hội thảo khoa học.

Bảng 3.2: Bản yêu cầu đối với người thực hiện

TRƯỜNG ĐHSPKT HƯNG YÊN

Chức danh công việc: Giảng viên

Đơn vị làm việc: Bộ môn QTKD, Khoa Kinh tế

Người lãnh đạo trực tiếp: Trưởng Bộ môn Quản trị kinh doanh

Người giám sát: không có.

Yêu cầu về trình độ học vấn

- Tốt nghiệp đại học hệ chính quy trở lên, ngành và chuyên ngành đào tạo phải phù

Một phần của tài liệu hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường đại học sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 98 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w