2 Bài viết “Văn hóa tổ chức là yếu tố quyết định hàng đầu trong cải cách giáo dục đại học” tác giả:Nguyễn Hùng- giảng viên trường Trung cấp kinh tế - công nghệ Gia Định, TP Hồ Chí Minh.
Một là trường Đại học Vinh đã bước đầu cố gắng xây dựng hệ thống đánh giá thực hiện công việc của giảng viên, kết quả đánh giá được lưu giữ vào hồ sơ nhân sự của từng giảng viên và vận dụng kết quả đó trong công tác thù lao của quản trị nhân lực.
Trường Đại học Vinh có hai hệ thống đánh giá được xây dựng quy trình khá rõ ràng với chu kỳ trong 1 năm học là khá hợp lý, việc đánh giá theo tuần tự từ cấp cơ sở (bản thân giảng viên), đến cấp khoa (trưởng đơn vị), cấp trường.
Các tiêu chuẩn đánh giá được xây dựng dựa trên các văn bản quy định của Nhà nước, của Bộ Giáo dục đào tạo, của trường Đại học Vinh đã phản ánh nhiệm vụ cơ bản tính chất đặc thù công việc của giảng viên đại học.
Hạn chế trong hệ thống đánh giá thực hiện công việc của giảng viên thể hiện ở chỗ kết quả hai hệ thống không thống nhất với nhau, không có sự vận dụng kết quả để hỗ trợ nhau trong công tác quản lý. Phần lớn tâm lý của các giảng viên, ban chủ nhiệm khoa, ban giám hiệu đều tập trung vào hệ thống đánh giá thực hiện công việc để phục vụ công tác thi đua của phòng Hành chính tổng hợp. Do vậy, hệ thống đánh giá của phòng Tổ chức cán bộ không phát huy được hiệu quả. Vấn đề này ảnh hưởng lớn đến công tác đánh giá thực hiện công việc của giảng viên và gây nên một sự lãng phí lớn về thời gian, các nguồn lực khác.
Các tiêu chuẩn đánh giá còn mang tính chất định tính, chưa xây dựng cụ thể bằng định lượng, số lượng chỉ tiêu trọng tâm của đánh giá thực hiện công việc. Các tiêu chuẩn chưa làm nổi bật được tiêu chuẩn nào là cần thiết với một giảng viên đại học, chưa nhấn mạnh tiêu chuẩn nào thật sự quan trọng đối với giảng viên.
Đo lường sự thực hiện công việc chưa vận dụng được phương pháp khoa học nào, chủ yếu làm theo chủ quan. Hầu hết dựa vào các văn bản của Nhà nước mà không có tính sáng tạo phù hợp với điều kiện đánh giá thực hiện công vịêc của giảng viên. Chưa xây dựng được một mẫu phiếu đánh giá phù hợp với giảng viên, việc tính điểm xếp loại còn mang tính chất chung chung, thể hiện sự thiếu chính xác và khách quan trong đánh giá.
tâm, trong hệ thống đánh giá. Đối với hệ thống đánh giá của phòng tổ chức cán bộ thì yếu tố này hầu như lãng quên, đối với hệ thống đánh giá của phòng Hành chính tổng hợp thì giảng viên được biết kết quả và có thể phản hồi trong các cuộc họp đánh giá tại các tổ bộ môn, tuy nhiên sau khi có kết quả đánh giá chính thức thì vẫn chưa có một hình thức nào để thu nhận thông tin phản hồi. Vì vậy người giảng viên chưa thấy được hiệu quả của hệ thống đánh giá đối với sự thực hiện công vịêc của họ.
Trong tiến trình đánh giá việc đào tạo cho người đánh giá chưa được thực hiện, người đánh giá còn thực hiện theo cảm tính, chủ quan là chính. Người đánh giá chưa được đào tạo một cách bài bản, chưa được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết phục vụ cho hoạt động đánh giá. Vấn đề này sẽ gây nhiều khó khăn cho công tác đánh giá. Phỏng vấn đánh giá chưa được thực hiện trong quá trình đánh giá, giảng viên chưa có cơ hội nói lên những quan điểm của họ về hệ thống đánh giá, người đánh giá cũng hưa được nhìn nhận lại quá trình thực hiện công vịêc của mình.
Việc vận dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc trong các hoạt động của công tác quản trị nhân lực còn quá ít. Kết quả chỉ được vận dụng chủ yếu trong hoạt động thù lao lao động mà các hoạt động khác như phân tích công việc, tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo phát triển nguồn nhânlực, tạo động lực … chưa được chú ý. Chưa thấy được vai trò quan trọng của đánh giá thực hiện công việc đối với công tác quản trị nhân lực trong nhà trường.
Thứ nhất tồn tại hai hệ thống đánh giá là vì chưa có sự phân định chức năng công việc rõ ràng giữa các phòng ban. Việc thực hiện các chức năng của các phòng ban tại trường còn có sự chồng chéo, trùng lặp, điều này gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như gây lãng phí đối với sự phát triển của nhà trường.
Thứ hai tiêu chuẩn thực hiện công việc của giảng viên chưa được xây dựng một cách đầy đủ chính thức phù hợp với đặc điểm của Đại học Vinh mà chủ yếu dựa vào các văn bản của Nhà nước, Bộ Giáo dục. Chưa xây dựng được các bản mô tả công việc, bản yêu cầu với người thực hiện công việc, bản tiêu chuẩn thực hiện công việc cho các chức danh công việc. Vì vậy chưa có cơ sở để xây dựng được các
tiêu chuẩn đánh giá đúng đắn và hợp lý.
Thứ ba chưa có cán bộ chuyên môn làm công tác đánh giá thực hiện công việc ở hai phòng tổ chức cán bộ và phòng hành chính tổng hợp.