C. lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch để tấn công D tấn công vật chủ khi đã có sinh vật khác tấn cơng.
2. Hoạt động 2: Giải quyết vấn đề
a) Mục tiêu:
- Nêu được các kiểu dinh dưỡng ở VSV, phân biệt VSV nguyên dưỡng – khuyết dưỡng - Phân biệt hô hấp và lên men
- Sinh trưởng của VSV: khái niệm, đường cong sinh trưởng, các nhân tố ảnh hưởng. Nêu được các biện pháp kiểm soát sự sinh trưởng của VSV
- Sinh sản của VSV và ứng dụng trong đời sống con người
- Giải thích vì sao virur nằm ở ranh giới giữa cơ thể sống và khơng sống - Nêu được hình thái virut
- Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu b) Nội dung:
- Học sinh thảo luận nhóm chốt lại kiến thức phiếu học tập cá nhân đã hoàn thành ở nhà, hoàn thành bảng phụ dán lên bảng.
c) Sản phẩm:
- Kết quả nội dung phiếu học tập 1. Phân biệt các kiểu dinh dưỡng
(1) ⟶⟶ Quang tự dưỡng: vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục. (2) ⟶⟶ Quang dị dưỡng: vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía.
(3) ⟶⟶ Hóa tự dưỡng: vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn ơxi hóa hiđrơ, ơxi hóa lưu huỳnh. (4) ⟶⟶ Hóa dị dưỡng: nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang hợp. 2. Sinh trưởng của VSV
a. Giải thích các pha đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục. Ở pha sinh trưởng nào trong ni cấy khơng liên tục có thời gian của một thế hệ (g) là giá trị không đổi? Nêu nguyên tắc và ứng dụng của nuôi cấy liên tục.
* Nuôi cấy không liên tục
- Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất.
- Quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm 4 pha:
+ Pha tiềm phát: Vi khuẩn thích nghi với mơi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng. Enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.
+ Pha lũy thừa: Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi, số lượng tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh.
+ Pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt cực đại và không đổi theo thời gian, số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi.
+ Pha suy vong: Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.
- Ở pha lũy thừa trong ni cấy khơng liên tục có thời gian của một thế hệ (g) là giá trị không đổi.
* Nuôi cấy liên tục
- Nguyên tắc: Môi trường nuôi cấy được bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào, đồng thời lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương.
- Ứng dụng: sử dụng nuôi cấy liên tục trong sản xuất sinh khối để thu nhận prơtêin đơn bào, các hợp chất có hoạt tính sinh học như các axit amin, enzim, các kháng sinh, hoocmơn...
3. Sinh sản vi sinh vật
a. Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử nào? Sự khác biệt giữa bào tử sinh sản và nội bào tử ở vi khuẩn? Bào tử vơ tính và bào tử hữu tính ở nấm khác nhau như thế nào?