Kết cấu của luận án

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Quản lý nợ chính quyền địa phương ở Việt Nam (Trang 25 - 26)

Ngồi phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án được chia thành 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về quản lý nợ CQĐP;

Chương 2: Thực trạng quản lý nợ CQĐP ở Việt Nam; Chương 3: Hoàn thiện quản lý nợ CQĐP ở Việt Nam.

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NỢ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

1.1. NỢ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trị của nợ chính quyền địa phương

1.1.1.1. Khái niệm nợ chính quyền địa phương

Nợ, nhìn từ góc độ chi trả, là tồn bộ số dư cịn lại tại một thời điểm nhất định của các khoản vay mà người đi vay có nghĩa vụ phải thanh tốn cả gốc và lãi vào một hoặc nhiều thời điểm trong tương lai. Nhìn từ góc độ mục đích vay, nợ là khoản vay để cân bằng sự mất cân đối giữa thu và chi [52], [55].

Nợ công, là khoản nợ bắt nguồn từ sự bù đắp thiếu hụt cho nhu cầu chi tiêu cơng của Chính phủ. Khi nhu cầu chi tiêu cơng nhiều so với nguồn thu gây ra thâm hụt ngân sách, buộc Chính phủ phải tìm kiếm các nguồn huy động vốn trong và ngồi nước để bù đắp, dẫn đến mức nợ tích luỹ hàng năm và hình thành nợ [56], [58], [65].

Vậy nợ cơng có bao gồm nợ CQĐP hay nói cách khác nợ CQĐP có là một cấu phần của nợ cơng?

Theo IMF, nợ của khu vực công bao gồm: nợ của khu vực chính phủ và nợ của khu vực các tổ chức cơng. Trong đó, nợ của khu vực chính phủ gồm có nợ CQTW, nợ chính quyền liên bang và nợ CQĐP.

Theo WB, nợ của khu vực công gồm: nợ CQTW và các cơ quan trực thuộc, nợ CQĐP, nợ của ngân hàng trung ương, và nợ của các tổ chức tự chủ với một số điều kiện ràng buộc.

Theo UNCTAD, nợ cơng gồm: nợ chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ CQĐP, nợ của ngân hàng trung ương, nợ của các đơn vị trực thuộc chính phủ ở tất cả các cấp chính quyền, và một số khoản nợ ngầm định khác (như nợ của doanh nghiệp công, đơn vị sự nghiệp cơng lập).

Như vậy có thể thấy, theo quan điểm của một số tổ chức tài chính quốc tế, nợ CQĐP là một cấu phần của nợ công.

Để so sánh nợ giữa các nền kinh tế, một số tổ chức tài chính quốc tế đề xuất những yếu tố chung nhằm xác định phạm vi nợ. Cụ thể, phạm vi nợ của một quốc gia được xác định thông qua phạm vi về cơ cấu khu vực chính phủ và phạm vi về công cụ nợ [74], [124].

Phạm vi về cơ cấu khu vực chính phủ gồm 05 tiểu khu vực:

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Quản lý nợ chính quyền địa phương ở Việt Nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w