Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Quản lý nợ chính quyền địa phương ở Việt Nam (Trang 123 - 125)

- Luận án nghiên cứu thông lệ tốt của quốc tế và rút ra bài học bài học cho Việt Nam về một số khía cạnh như: quy định hạn mức vay nợ CQĐP phù hợp với nhu cầu huy động vốn của địa

b) Tổ chức thực hiện trả nợ chính quyền địa phương

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, khuôn khổ pháp lý chung về quản lý nợ CQĐP

cịn tồn tại một số hạn chế.

Mặc dù khn khổ pháp lý về quản lý nợ CQĐP được quy định tương đối thống nhất, đầy đủ và toàn diện, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế.

Đối với lập kế hoạch vay, trả nợ CQĐP, hạn mức nợ vay của địa phương gắn với mức bội chi được duyệt của địa phương chưa phù hợp với nhu cầu và khả năng của địa phương, từ đó giới hạn khả năng huy động vốn của địa phương, đặc biệt ảnh hưởng lớn đối với các địa phương có nhu cầu vốn lớn cho đầu tư phát triển như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,… Bên cạnh đó, Luật NSNN quy định cứng về chỉ tiêu hạn mức dư nợ nên thiếu độ mở linh hoạt để các địa phương

điều chỉnh theo khả năng cân đối nguồn vốn và đặc thù của mỗi địa phương. Đối với tổ chức thực hiện vay, trả nợ CQĐP, giao vốn kế hoạch của Bộ KH&ĐT đối với nguồn vốn vay cấp phát chưa đồng bộ với kế hoạch giải ngân từ nguồn cho vay lại dự án (đối với các dự án theo cơ chế cấp phát một phần, cho vay lại một phần). Việc giao kế hoạch vốn đầu tư cơng trung hạn cịn thiếu và chưa sát với thực tế tiến độ và giải ngân dự án; việc điều chỉnh kế hoạch vốn cịn phức tạp, phải trình qua nhiều cấp gây mất thời gian và kéo dài thời gian thực hiện dự án. Đối với giám sát vay, trả nợ CQĐP, chưa có hệ thống chỉ tiêu giám sát nợ CQĐP. Mặc dù hạn mức nợ tính theo dư nợ là chỉ tiêu để khống chế tổng nợ địa phương, kinh nghiệm quốc tế cho thấy chỉ tiêu về dư nợ không phải là một chỉ tiêu bắt buộc và có thể sử dụng các chỉ tiêu khác như nghĩa vụ trả nợ so với thu ngân sách, hoặc sử dụng một bộ chỉ số riêng.

Thứ hai, sự phát triển và khả năng tiếp cận thị trường tài

chính của địa phương cịn thấp.

Sự phát triển và khả năng tiếp cận thị trường vốn của nhiều địa phương còn thấp. Trong tổng số 63 tỉnh, thành phố chỉ có khoảng 7-8 tỉnh, thành phố có mức độ phát triển cao, có thể tiếp cận thị trường vốn thơng qua phát hành trái phiếu CQĐP; các tỉnh, thành phố còn lại vẫn dựa chủ yếu vào nguồn vay lại vốn vay nước ngồi của Chính phủ và nguồn vay trong nước từ tồn dư ngân quỹ nhà nước. Do khả năng huy động vốn gắn với hạn mức nợ, bội chi và nguồn thu của địa phương trên địa bàn, các địa phương kém phát triển sẽ ít có cơ hội và khả năng vay trên thị trường vốn nếu so sánh với các địa phương phát triển. Hệ quả, thị trường trái phiếu CQĐP phát triển ở mức thấp sẽ khơng có nhiều động lực để phát triển thị trường thứ cấp, đồng thời giới hạn mức độ phát triển của thị trường cả về chiều rộng và chiều sâu do cơ sở nhà đầu tư và loại trái phiếu khơng được đa dạng. Ngồi ra, hiện nay chưa có cơ quan, tổ chức độc lập đánh giá mức độ xếp hạng tín nhiệm của địa phương. Mức xếp hạng tín nhiệm của địa phương sẽ ảnh hưởng đến chi

phí vay các khoản nợ mang tính thương mại như phát hành trái phiếu CQĐP hoặc vay NHTM. Việc thiếu đánh giá về mức xếp hạng tín nhiệm của địa phương dẫn đến nhà đầu tư chưa có cơ sở để đánh giá khả năng trả nợ của địa phương, từ đó hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vay của địa phương.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Quản lý nợ chính quyền địa phương ở Việt Nam (Trang 123 - 125)

w