Mục tiêu quản lý nợ chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Quản lý nợ chính quyền địa phương ở Việt Nam (Trang 37 - 39)

- D1: Chứng khoán nợ + Vốn vay.

1.2.1.2. Mục tiêu quản lý nợ chính quyền địa phương

Mục tiêu, theo nghĩa chung nhất, là tiêu đích mà mọi hoạt động hướng tới, là điểm cuối cùng mà một quy trình quản lý cần đạt được với chi phí thấp nhất về nguồn lực. Các mục tiêu được xác định rõ ràng; được phân chia thành mục tiêu ngắn, trung và dài hạn; được phân cấp theo mức độ quan trọng trên cơ sở đánh giá thứ tự ưu tiên; được gắn với các chiến lược, chương trình, kế hoạch sẽ hình thành nên một hệ thống các kết quả mong muốn [1], [53].

Mục tiêu quản lý nợ CQĐP, trong chiều dài phát triển của nền tài chính, đã có những thay đổi theo từng thời kỳ. Giai đoạn đầu, mục tiêu quản lý nợ CQĐP chỉ dừng ở việc đáp ứng nhu cầu huy động vốn vay để thực hiện các mục tiêu KTXH của địa phương; đến nay, mục tiêu quản lý nợ CQĐP được mở rộng

và hướng tới tính hiệu quả cũng như an tồn nợ, yêu cầu các nghĩa vụ thanh toán phải được thực hiện, địa phương khơng rơi vào tình trạng vỡ nợ. Mục tiêu quản lý nợ CQĐP được coi như những mỏ neo, đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo quản lý nợ CQĐP hiệu quả.

Mục tiêu quản lý nợ CQĐP cần đảm bảo:

Thứ nhất, đáp ứng nhu cầu huy động vốn vay.

Chiến lược, chương trình, kế hoạch vay, trả nợ cần được lập trên cơ sở đảm bảo địa phương tiếp cận với nhiều nguồn vốn nhất có thể thơng qua mở rộng mạng lưới các nhà đầu tư cũng như phát triển đa dạng các công cụ nợ. Trong bối cảnh nhu cầu huy động vốn của địa phương ngày càng gia tăng, việc phát triển đa dạng các công cụ huy động vốn khác nhau vừa đáp ứng nhu cầu vốn vay, vừa giảm thiểu tối đa rủi ro trong vay nợ nếu có.

Thứ hai, thực hiện các nghĩa vụ thanh toán nợ.

Chiến lược, chương trình, kế hoạch vay, trả nợ cần đảm bảo các nghĩa vụ thanh tốn nợ có chi phí thấp nhất với mức độ rủi ro phù hợp. Theo đó, các chi phí phát sinh (biến động tỷ giá, lãi suất, ưu đãi về thuế, điều kiện ràng buộc của khoản vay,…) cần được tính tốn để đảm bảo chi phí tổng thể của từng dự án và toàn bộ danh mục nợ thấp nhất hoặc tối ưu. Ngoài ra, cần đánh giá mức độ rủi ro thông qua xác định các mục tiêu cụ thể về cơ cấu nợ, lãi suất, kỳ hạn,... để xây dựng các phương án phản ứng chính sách tương ứng với từng loại rủi ro và chi phí phát sinh nhằm đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ thanh toán nợ.

Thứ ba, đảm bảo an tồn nợ.

Chiến lược, chương trình, kế hoạch vay, trả nợ cần thiết lập để đảm bảo địa phương khơng rơi vào tình trạng vỡ nợ. Nợ CQĐP là một cấu phần của nợ công, khi địa phương mất khả năng trả nợ sẽ ảnh hưởng đến hệ số tín nhiệm quốc gia; vì vậy, CQTW cần quản lý nợ CQĐP thơng qua cơ chế chính sách, cơng cụ giám sát nợ nhằm đảm bảo an toàn nợ CQĐP, địa phương khơng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn nhưng vẫn đủ dư địa chính sách trong huy động vốn để tài trợ cho nhu cầu đầu tư phát triển của địa phương.

Như vậy, qua các phân tích trên có thể nhận định rằng, mục tiêu quản lý nợ CQĐP là đáp ứng nhu cầu huy động vốn vay, thực hiện các nghĩa vụ thanh tốn nợ và đảm bảo an tồn nợ CQĐP.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Quản lý nợ chính quyền địa phương ở Việt Nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w