- D1: Chứng khoán nợ + Vốn vay.
1.2.2.1. Lập kế hoạch vay, trả nợ chính quyền địa phương
Lập kế hoạch là nền tảng của quản lý, là chức năng quan trọng nhất trong tất cả các chức năng của quản lý. Lập kế hoạch là lựa chọn một trong những phương án hành động trong tương lai; quyết định trước xem làm cái gì, làm như nào, ai làm và làm khi nào. Bản chất của lập kế hoạch là thực hiện mục tiêu theo thứ tự tiên của nhà quản lý và đảm bảo kế hoạch hiệu quả. Mục đích lập kế hoạch nhằm ứng phó với những bất định trong tương lai, tập trung triển khai các mục tiêu đặt ra với kết quả tối ưu cùng với chi phí tối thiểu, làm cơ sở cho cấp quản lý giám sát tiến trình thực hiện nhiệm vụ. [1], [53], [114].
Kế hoạch được phân cấp theo mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể; mục tiêu được phân chia thành mục tiêu ngắn hạn, dài hạn thơng qua chiến lược, chương trình, kế hoạch. Chiến lược là chương trình hành động tổng quát triển khai các nguồn lực quan trọng để đạt được mục tiêu tồn diện trong dài hạn; trong khi chương trình và kế hoạch là các nhiệm vụ được giao, các nguồn lực cần sử dụng, các yếu tố cần thiết khác để triển khai mục tiêu cụ thể trong dài, trung hoặc ngắn hạn.
Có nhiều cách lập kế hoạch nhưng thơng thường gồm một số bước:
Bước 1. Nhận định vấn đề, nhằm đánh giá tình hình thực hiện vấn đề trong giai đoạn trước; xem xét điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm.
Bước 2. Thiết lập mục tiêu, để xác định mục tiêu hay kết quả cần đạt được thơng qua các chiến lược, chương trình, kế hoạch.
Bước 3. Dự báo tình hình, đưa ra dự báo về các yếu tố mơi trường bên trong và bên ngồi có thể tác động đến việc thực hiện mục tiêu.
Bước 4. Đưa ra các phương án và so sánh, để có thể lựa chọn phương án tốt nhất. Bước 5. Chọn phương án, là chọn chương trình hành động để theo đuổi mục tiêu đặt ra.
Bước 6. Điều chỉnh kế hoạch, nhằm xây dựng phương án hỗ trợ, dự phịng khi có những biến động ảnh hưởng, tác động đến việc thực hiện mục tiêu của kế hoạch.
Trên cơ sở lý thuyết trên, lập kế hoạch vay, trả nợ CQĐP được hiểu là khâu quan trọng nhất trong quy trình quản lý nợ CQĐP. Lập kế hoạch vay, trả nợ CQĐP nhằm xác định trước nội dung chương trình hành động - được thể hiện thơng qua chiến lược, chương trình, kế hoạch về vay, trả nợ CQĐP; trình tự thực hiện cũng như nhiệm vụ của các cơ quan trong quản lý nợ CQĐP.