- D1: Chứng khoán nợ + Vốn vay.
e) Nội dung lập kế hoạch vay, trả nợ chính quyền địa phương
Lập kế hoạch vay, trả nợ CQĐP gồm một số nội dung cụ thể:
Nhận định vấn đề. Nhiệm vụ đầu tiên của lập kế hoạch vay, trả nợ CQĐP là đánh
giá tình hình thực hiện vay, trả nợ CQĐP trong giai đoạn trước để xem xét, nhận định những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế nhằm rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác vay, trả nợ CQĐP hiện tại.
Xác định mục tiêu. Nội dung quan trọng nhất trong lập kế hoạch vay, trả nợ CQĐP
là xác định mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể về quản lý nợ CQĐP trong cả giai đoạn. Thông thường, một kế hoạch vay, trả nợ CQĐP cần thể hiện được ba mục tiêu là đảm bảo huy động đủ vốn cần thiết; tối thiểu chi phí vay nợ; và kiểm sốt rủi ro ở mức phù hợp. Đối với mục tiêu huy động đủ vốn cần thiết, CQĐP cần xác định tổng mức huy động vốn vay dự kiến và cơ cấu nguồn vốn huy động đối với từng phương án huy động. Về mục tiêu tối thiểu chi phi vay nợ, CQĐP cần phân tích danh mục nợ hiện hành và danh mục nợ tối ưu dựa trên một số chỉ tiêu (như tổng nghĩa vụ nợ phải trả trong các kịch bản huy động vốn khác nhau, cơ cấu, kỳ hạn danh mục nợ, thời gian đáo hạn trung bình danh mục nợ, tỷ lệ nợ ngắn hạn so với nợ dài hạn, biến động lãi suất và tỷ giá đối với nghĩa vụ trả nợ,…). Với mục tiêu kiểm soát rủi ro, CQĐP phân tích bài tốn chi phí-rủi ro của danh mục nợ để lượng hố chi phí vay nợ, nhận diện rủi ro, xác định danh mục nợ tối ưu làm cơ sở quyết định phương án huy động vốn.
Dự báo tình hình. CQĐP đưa ra các dự báo, giả định về các biến số vĩ mô trong
tương lai về tăng trưởng, lạm phát, lãi suất, tỷ giá,… nhằm xem xét rõ hơn các yếu tố có thể tác động đến mục tiêu vay, trả nợ CQĐP.
Đưa ra các phương án. Trên cơ sở phân tích mục tiêu của từng kế hoạch vay, trả
nợ; CQĐP so sánh chi phí - hiệu quả giữa các phương án và lựa chọn phương án tối ưu nhất tại thời điểm xây dựng kế hoạch.
Chọn phương án. Khi phương án được lựa chọn và phê duyệt, phương án sẽ là
chương trình hành động cụ thể của CQĐP, là bản kế hoạch chi tiết, công khai để các cơ quan liên quan đến quản lý nợ tại địa phương thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Điều chỉnh kế hoạch. CQĐP xây dựng phương án dự phòng đối với những biến
động về kinh tế, tài chính - ngân sách,… có thể ảnh hưởng đến mục tiêu của kế hoạch vay, trả nợ CQĐP; đồng thời đảm bảo mục tiêu quản lý nợ CQĐP đồng bộ với mục tiêu về chiến lược, kế hoạch phát triển KTXH, tài chính - ngân sách, quản lý nợ cơng, đầu tư công.