Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Quản lý nợ chính quyền địa phương ở Việt Nam (Trang 56 - 58)

- D1: Chứng khoán nợ + Vốn vay.

a) Tổ chức thực hiện huy động vốn vay của chính quyền địa phương

1.2.4.1. Nhân tố khách quan

Thứ nhất, tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa

phương.

Tình hình phát triển KTXH của địa phương ảnh hưởng đến quy mô huy động vốn do nguồn thu chủ yếu của địa phương từ thuế, phí và lệ phí. Địa phương có kinh tế càng phát triển thì nguồn thu NSĐP càng lớn, nhu cầu và quy mô huy động vốn vay ngày càng cao. Ngồi ra, tình hình phát triển KTXH cũng ảnh hưởng nhất định tới mức độ phức tạp của công tác quản lý nợ CQĐP. Để đáp ứng nhu cầu huy động vốn từng năm hoặc từng thời kỳ, các địa phương tìm kiếm các nguồn vốn vay đa dạng với tính chất và đặc điểm quản lý khác nhau (các khoản vay từ thị trường trong nước thường ít phức tạp hơn so với các khoản vay nước ngoài từ đề xuất khoản vay đến quy trình thủ tục đàm phán ký kết khoản vay), từ đó ảnh hưởng đến khả năng và năng lực quản lý nợ CQĐP.

Thứ hai, chính sách của các nhà tài trợ quốc tế.

Các nhà tài trợ quốc tế có quy định cụ thể về cho vay vốn ODA tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của nước tiếp nhận. Đối với nhóm thu nhập thấp, nguồn vốn vay và viện trợ ưu đãi cao được sử dụng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và nâng cao phúc lợi xã hội; đối với nhóm thu nhập trung bình hoặc cao, nguồn vốn vay và viện trợ ưu đãi giảm dần. Bên cạnh đó, nhiều khoản vay của

các nhà tài trợ quốc tế gắn với các điều kiện ràng buộc về nhà thầu, tư vấn, thanh tốn, thuế, phí, … Do đó, các chính sách của nhà tài trợ quốc tế ảnh hưởng đến quản lý nợ CQĐP vì để tiếp cận nguồn vốn vay này, CQĐP buộc phải cân nhắc, tính tốn đến chủ trương, phạm vi, quyết định đầu tư của từng dự án cụ thể.

Thứ ba, khung pháp lý tổng thể về quản lý nợ CQĐP.

Khung pháp lý tổng thể về quản lý nợ CQĐP là cơ sở và hành lang pháp lý để các địa phương thực hiện các hoạt động quản lý nợ, từ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và báo cáo nợ CQĐP. Khuôn khổ pháp lý về quản lý nợ CQĐP càng cụ thể thì cơng tác quản lý nợ càng rõ ràng, minh bạch, hạn chế các bất cập và giảm thiểu những rủi ro phát sinh trong công tác quản lý nợ CQĐP.

Thứ tư, sự phát triển của thị trường tài chính.

Phát triển thị trường tài chính khơng chỉ là mục tiêu của CQTW mà cịn của CQĐP. Thị trường tài chính phát triển sẽ mở rộng cơ sở nhà đầu tư, đa dạng các công cụ nợ phục vụ tối đa mục tiêu huy động vốn của địa phương với chi phí và rủi ro phù hợp. Bên cạnh đó, thị trường tài chính phát triển sẽ đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, chun nghiệp, bám sát các yếu tố thị trường, đòi hỏi các cơ quan quản lý nợ phải nâng cao năng lực quản trị tương ứng, từ đó ảnh hưởng đến quản lý nợ CQĐP.

Thứ năm, uy tín và mức xếp hạng tín nhiệm của địa

phương.

Mức xếp hạng tín nhiệm của địa phương cao đồng nghĩa với địa phương có khả năng trả nợ cao, vì vậy địa phương dễ dàng huy động vốn vay trên thị trường với chi phí thấp. Mức độ

tín nhiệm cao cũng thể hiện CQĐP đủ năng lực, kinh nghiệm trong quản lý và đảm bảo hiệu quả của dự án sử dụng nguồn vốn vay. Do đó, các địa phương với mức độ xếp hạng tín nhiệm cao thường có xu hướng vay nhiều hơn, số lượng khoản vay lớn hơn đi kèm với năng lực quản trị dự án cao hơn so với các địa phương có xếp hạng tín nhiệm thấp.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Quản lý nợ chính quyền địa phương ở Việt Nam (Trang 56 - 58)

w