Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Quản lý nợ chính quyền địa phương ở Việt Nam (Trang 125 - 128)

- Luận án nghiên cứu thông lệ tốt của quốc tế và rút ra bài học bài học cho Việt Nam về một số khía cạnh như: quy định hạn mức vay nợ CQĐP phù hợp với nhu cầu huy động vốn của địa

b) Tổ chức thực hiện trả nợ chính quyền địa phương

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, thiếu quy chế phối hợp giữa các cơ quan

quản lý nợ tại địa phương.

Công tác quản lý nợ CQĐP phân tán ở nhiều cơ quan nên các cơ quan hoạt động tương đối độc lập, thiếu sự liên kết chặt chẽ cả về trao đổi thông tin và phối hợp công tác. Điều này là do địa phương chưa ban hành quy chế nội bộ về quản lý nợ CQĐP, đặc biệt là quy chế phối hợp giữa STC và các cơ quan liên quan như Sở KH&ĐT, các Ban QLDA. Thiếu quy chế dẫn đến sự thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan trong công tác quản lý nợ CQĐP và vai trò đầu mối trong quản lý nợ CQĐP của STC còn khá mờ nhạt.

Thứ hai, thiếu bộ phận chuyên trách về quản lý nợ tại địa

phương.

Hiện nay, hầu hết các địa phương chưa tổ chức được cấp phòng trong STC có tên gọi gắn với chức năng quản lý nợ CQĐP dẫn đến công tác quản lý nợ tại địa phương khơng được chun sâu. Nếu nhìn nhận NSĐP như một NSTW thu nhỏ, việc quản lý nợ của CQĐP cấp tỉnh cũng cần được tổ chức thành bộ máy độc lập trong STC. Trường hợp khơng tách riêng phịng quản lý nợ trong STC, chức năng quản lý nợ CQĐP cấp tỉnh cũng cần được ghi nhận và thể hiện rõ trên tên gọi của một phòng chức năng trong STC.

Thứ ba, thiếu cơ sở dữ liệu chung về nợ CQĐP.

cả ở trung ương và địa phương do chưa hình thành được cơ sở dữ liệu dùng chung và kết nối liên thông về thông tin để đáp ứng yêu cầu về số liệu cho công tác quản lý nợ CQĐP. Điều này dẫn đến việc địa phương cung cấp thơng tin cho trung ương thiếu chính xác, thiếu cập nhật và trung ương cũng không đủ dữ liệu để tổng hợp, phân tích, đánh giá cơng tác quản lý nợ CQĐP.

Thứ tư, thiếu chế tài đối với báo cáo thông tin nợ CQĐP.

Trên thực tế, các thông tin báo cáo nợ CQĐP về STC thường bị chậm, đơi khi thiếu chính xác, khơng đầy đủ, khơng đảm bảo yêu cầu của công tác tổng hợp, báo cáo dẫn đến báo cáo gửi UBND, BTC thường bị chậm. Nguyên nhân do phần lớn các địa phương chưa có các qui định về báo cáo định kỳ cho STC và chưa có các chế tài xử lý khi các dự án, các cơ quan liên quan đến nợ tại địa phương không nghiêm túc thực hiện báo cáo.

Thứ năm, năng lực quản lý nợ tại địa phương còn hạn chế.

Trong bối cảnh nguồn vốn vay nước ngồi của Chính phủ có tính ưu đãi cao đang có xu hướng giảm dần và chuyển sang nguồn vay mang tính ưu đãi thấp hoặc vay thương mại, năng lực quản lý nợ của địa phương còn chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt đối với các khoản vay thương mại có mức độ phức tạp ngày càng cao, địi hỏi tính chủ động của địa phương trong phân tích, đánh giá tính bền vững nợ và tình hình biến động thị trường để có các đề xuất chiến lược, quản lý phù hợp. Bên cạnh đó, do Luật và các văn bản hướng dẫn về nợ CQĐP mới ban hành, đòi hỏi nhiều nội dung cần nghiên cứu, cụ thể hố

vào quy trình nghiệp vụ quản lý nợ khiến cán bộ quản lý nợ tại địa phương lúng túng trong quá trình triển khai, thực hiện. Các địa phương chưa hình thành bộ phận chuyên trách về nợ CQĐP nên phần lớn cán bộ phụ trách đều được nhận từ các bộ phận khác và chưa được đào tạo sâu về nghiệp vụ thị trường và quản lý rủi ro.

Thứ sáu, mức độ áp dụng CNTT trong quản lý nợ CQĐP

còn thấp.

Mức độ áp dụng CNTT thấp dẫn đến khó kiểm chứng thơng tin, số liệu nhập thủ cơng chưa đảm bảo khả năng chính xác và kịp thời. Trong bối cảnh vay trả nợ ngày càng phức tạp và đòi hỏi theo sát diễn biến thị trường, việc thiếu phần mềm quản lý nợ sẽ dễ dẫn đến sai sót, khó đối chiếu, khó so sánh. Hơn nữa, mức độ áp dụng CNTT thấp dẫn đến hạn chế trong cơng khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình đối với các cơ quan quản lý nợ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lý luận tại Chương 1, Chương 2 của luận án đã phân tích và làm rõ những vấn đề về thực trạng quản lý nợ CQĐP ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020, từ đó chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý nợ CQĐP. Theo đó, luận án đã thực hiện những nội dung cốt lõi sau:

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Quản lý nợ chính quyền địa phương ở Việt Nam (Trang 125 - 128)

w