Về giải ngân vốn vay

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Quản lý nợ chính quyền địa phương ở Việt Nam (Trang 140 - 141)

- Luận án phân tích thực trạng thực hiện các nội dung quản lý nợ CQĐP theo quy trình quản lý nợ, trong đó đi sâu phân tích thực trạng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát vay, trả nợ

3.2.2.2. Về giải ngân vốn vay

Xem xét cho phép điều chuyển số giao dự toán vay cho các địa phương khơng có nhu cầu vay sang địa phương có nhu cầu vay.

Để khắc phục tình trạng giao thừa hoặc thiếu kế hoạch vốn dẫn đến ảnh hưởng đến cơng tác giải ngân vốn vay, cần có quy định cho phép BTC hoặc Bộ KH&ĐT báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho phép điều chuyển số giao dự tốn vay cho các địa phương khơng có nhu cầu vay sang địa phương có nhu cầu vay, cịn hạn mức và có khả năng đảm bảo nguồn trả nợ. Ngồi ra, các địa phương cần thực hiện việc giao vốn sớm cho các dự án; việc giao vốn cần bám sát tiến độ triển khai của các dự án, tránh việc giao cho các dự án chưa có khả năng giải ngân và giao thiếu vốn cho các dự án đang giải ngân. Các địa phương cũng cần đảm bảo giao kế hoạch vốn phù hợp với cơ chế tài chính của dự án để tránh việc dự án vẫn được giao vốn nhưng không giải ngân được do thiếu kế hoạch vốn.

Thực hiện đồng bộ giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn vay.

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn vay lại vốn vay nước ngồi của Chính phủ tại địa phương cần có các giải pháp đồng bộ từ trung ương đến địa phương.

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2121 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025; Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 124/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022; Thủ tướng Chính phủ đã thành lập 06 Tổ cơng tác để tìm hiểu rõ thực trạng tình hình, xác định rõ các vướng mắc, thẩm quyền xử lý, thời hạn xử lý nhằm kịp thời có các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các bộ và cơ quan trung ương có liên quan sẽ nghiên cứu sửa tổng thể các luật có liên quan đến đầu tư cơng; nghiên cứu phân cấp mạnh hơn cho địa phương trong công tác kiểm tra, nghiệm thu, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu dự án khả thi trên

địa bàn; nghiên cứu điều chỉnh vốn giữa các bộ ngành, địa phương; nghiên cứu đơn giản hố thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư cơng,... Vì vậy, để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn vay nước ngồi, trong đó có nguồn vốn vay lại vốn vay nước ngồi của Chính phủ tại địa phương, BTC cần tăng cường công tác kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, giám sát, thanh tra tài chính các dự án đặc biệt các dự án chậm tiến độ, có vướng mắc kéo dài; tạo cơ chế trao đổi thông tin thường xuyên với chủ dự án và nhà tài trợ để sớm nhận diện được các khó khăn trong cơng tác giải ngân vốn vay. Các địa phương cũng cần thực hiện các biện pháp nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư cơng, vốn vay nước ngồi; Ban QLDA tại địa phương cần tăng cường công tác giám sát quản lý giải ngân qua tài khoản đặc biệt, hạn chế tối đa lượng tiền tồn trên tài khoản để tránh tăng chi phí trả lãi.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Quản lý nợ chính quyền địa phương ở Việt Nam (Trang 140 - 141)