Quan điểm hoàn thiện quản lý nợ chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Quản lý nợ chính quyền địa phương ở Việt Nam (Trang 132 - 134)

- Luận án phân tích thực trạng thực hiện các nội dung quản lý nợ CQĐP theo quy trình quản lý nợ, trong đó đi sâu phân tích thực trạng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát vay, trả nợ

3.1.2. Quan điểm hoàn thiện quản lý nợ chính quyền địa phương

Trong giai đoạn 2021- 2030, dự kiến kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục có nhiều thay đổi. Đứng trước bối cảnh đó, quản lý nợ CQĐP cần phát huy những điểm tích cực và hạn chế tối đa những vướng mắc để công tác quản lý nợ CQĐP đạt hiệu quả cao hơn. Trên cơ sở đó, NCS đưa ra quan điểm hồn thiện quản lý nợ CQĐP như sau:

Một là, trong bối cảnh nhu cầu vốn cho phát triển KTXH

lớn, khả năng nguồn lực nội tại của địa phương chưa đáp ứng được thì vay nợ là cần thiết.

Chính sách huy động vốn vay là một q trình mang tính tất yếu khách quan, nhằm khai thác các nguồn lực bên trong và bên ngoài để bổ sung vốn cho đầu tư phát triển KTXH. Đối với các địa phương, đặc biệt là các địa phương nghèo, thu không đủ bù chi thì việc tìm kiếm các nguồn tài chính, trong đó có nguồn vốn vay là một biện pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng thiếu vốn, giải quyết tình trạng thâm hụt bội chi ngân sách, hỗ trợ hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế tại địa phương, đổi mới công nghệ. Quan điểm này xuất phát từ việc bảo đảm sự cân đối phù hợp giữa nhu cầu huy động vốn và các nguồn vốn đi vay của CQĐP.

Hai là, đảm bảo an tồn nợ chính quyền địa phương.

Hoạt động vay nợ CQĐP phải nằm trong giới hạn cho phép căn cứ vào quy mô nguồn thu NSĐP, năng lực quản lý, tổ chức thực hiện của CQĐP; chỉ vay để bù đắp bội chi NSĐP và cho chi đầu tư phát triển, không vay cho chi thường xuyên; chỉ

thực hiện vay bằng đồng Việt Nam, trừ các khoản vay lại từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vay ưu đãi nước ngồi của Chính phủ; CQĐP khơng được vay trực tiếp nước ngồi; CQĐP khơng được bảo lãnh cho các doanh nghiệp để vay vốn hoặc phát hành trái phiếu trong và ngoài nước; các chỉ tiêu an tồn nợ CQĐP phù hợp với thơng lệ quốc tế và đảm bảo an tồn nợ và an ninh tài chính quốc gia.

Ba là, đa dạng hố các hình thức vay nợ với cơ cấu và chi

phí hợp lý.

Mỗi hình thức vay nợ đều có đặc điểm đặc thù riêng nên việc đa dạng hóa các nguồn vay sẽ giúp CQĐP xây dựng cơ cấu vay hợp lý nhằm dàn trải đỉnh nợ, không để nghĩa vụ nợ tập trung quá cao vào một số năm gây rủi ro thanh khoản. Ngồi ra, việc đa dạng hóa các hình thức vay nợ cũng giúp CQĐP không quá phụ thuộc vào một nguồn huy động duy nhất và địa phương sẽ linh hoạt hơn trong tìm nguồn vay.

Bốn là, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ

quan trong quản lý nợ tại địa phương.

Sự phân tán và thiếu phối hợp giữa các cơ quan liên quan sẽ tác động tiêu cực đến hiệu quả quản lý nợ. Do đó, quan điểm cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong công tác quản lý nợ cũng như xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tại địa phương nhằm tạo môi trường thể chế và pháp lý minh bạch, rõ ràng, ổn định cho quản lý nợ CQĐP.

Năm là, quản lý chặt nợ chính quyền địa phương từ khâu

Các quyết định từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát nợ ảnh hưởng trực tiếp đến dư nợ CQĐP. Do đó, việc lựa chọn danh mục chương trình, dự án đầu tư có sử dụng vốn vay cần được các cơ quan liên quan trong quản lý nợ CQĐP kiểm soát chặt chẽ từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát nợ nhằm đảm bảo huy động, phân bổ vốn vay và trả nợ đúng hạn.

Sáu là, nâng cao công khai, minh bạch, kỷ luật kỷ cương

trong quản lý nợ chính quyền địa phương.

Cơng khai, minh bạch trong quản lý nợ CQĐP phải triệt để từ khâu xây dựng, ban hành cơ chế chính sách đến tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện các nội dung về quản lý nợ CQĐP. Bên cạnh đó, số liệu nợ CQĐP phải đảm bảo chính xác, tính đúng, tính đủ và cần có chế tài đối với các hành vi vi phạm về quản lý nợ CQĐP nhằm đảm bảo lỷ luật kỷ cương trong quản lý nợ CQĐP.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Quản lý nợ chính quyền địa phương ở Việt Nam (Trang 132 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w