Công cụ quản lý nợ chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Quản lý nợ chính quyền địa phương ở Việt Nam (Trang 42 - 43)

- D1: Chứng khoán nợ + Vốn vay.

1.2.1.4. Công cụ quản lý nợ chính quyền địa phương

Để quản lý hoạt động kinh tế, chủ thể quản lý sử dụng các công cụ quản lý để đạt được các mục tiêu quản lý. Tương tự, chủ thể quản lý nợ sử dụng các công cụ quản lý nợ CQĐP nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu quản lý nợ trong từng giai đoạn, từng thời kỳ cụ thể.

Về cơ bản, công cụ quản lý nợ CQĐP được chia thành 3 nhóm chính:

Nhóm các chỉ tiêu an tồn nợ: gồm các chỉ tiêu an tồn nợ do

cấp có thẩm quyền phê duyệt cho từng giai đoạn (hằng năm, trung hạn và dài hạn). Các chỉ tiêu được xác định căn cứ vào mục tiêu quản lý nợ của từng địa phương cũng như khả năng trả nợ của NSĐP trong từng giai đoạn, phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mơ và trình độ quản lý.

Nhóm kế hoạch vay, trả nợ: gồm chiến lược quản lý nợ 10 năm;

kế hoạch vay, trả nợ 05 năm; chương trình quản lý nợ 03 năm và kế hoạch vay, trả nợ hàng năm. Chiến lược quản lý nợ 10 năm được xây dựng theo hướng tổng quát hóa, định ra đường lối, chủ trương lớn trong quản lý nợ;

trong khi kế hoạch nợ cho từng giai đoạn 05 năm, 03 năm và hàng năm được cụ thể hóa từ chiến lược thành các nhiệm vụ cụ thể, xuyên suốt và chi tiết hóa theo nhiệm vụ được giao.

Nhóm hạn mức vay nợ: là hạn mức tối đa tổng mức vay

của địa phương phù hợp với mức bội chi và khả năng cân đối ngân sách để trả nợ. Đây là công cụ quản lý nợ cụ thể được áp dụng trong từng giai đoạn hoặc từng năm nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu quản lý nợ.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Quản lý nợ chính quyền địa phương ở Việt Nam (Trang 42 - 43)

w