Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Quản lý nợ chính quyền địa phương ở Việt Nam (Trang 58 - 59)

- D1: Chứng khoán nợ + Vốn vay.

a) Tổ chức thực hiện huy động vốn vay của chính quyền địa phương

1.2.4.2. Nhân tố chủ quan

Thứ nhất, quy trình, quy chế nội bộ về quản lý nợ CQĐP.

Quy trình, quy chế nội bộ về quản lý nợ CQĐP phân chia chức năng nhiệm vụ cụ thể giữa các sở ban ngành cũng như quy trình nội bộ của từng địa phương. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý nợ vì một quy trình, quy chế cụ thể sẽ quy định rõ ràng trách nhiệm giải trình của mỗi cơ quan trong quản lý nợ tại địa phương, hạn chế tối đa các xung đột có thể phát sinh.

Thứ hai, trình độ và năng lực quản lý nợ tại địa phương.

Yếu tố con người trong mọi hoạt động quản lý là nhân tố có tính quyết định đến hiệu quả quản lý. Do đó, trình độ và năng lực của cán bộ quản lý nợ CQĐP các cấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý nợ. Quản lý nợ CQĐP là lĩnh vực địi hỏi trình độ chun mơn cao do khơng chỉ liên quan đến lĩnh vực tài chính - ngân sách mà còn yêu cầu nhà các quản lý phải có kiến thức về thị trường, nhạy bén, linh hoạt trong thực hiện các hoạt động đàm phán, ký kết, mua bán, hốn đổi nợ nhằm giảm thiểu chi phí và hạn chế rủi ro nợ.

Thứ ba, năng lực tổ chức bộ máy quản lý nợ CQĐP tại địa

phương.

Tổ chức bộ máy quản lý nợ CQĐP hiệu quả sẽ làm giảm sự chồng chéo trong nhiệm vụ giữa các cơ quan, giảm thiểu sai

sót và thời gian tổng hợp xử lý số liệu, qua đó tăng tính chính xác và mức độ đáng tin cậy của thơng tin nợ. Do đó, tổ chức bộ máy quản lý nợ CQĐP khơng chỉ làm tăng tính minh bạch về nợ mà cịn làm tăng hiệu quả quản lý nợ.

Thứ tư, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý nợ

CQĐP.

CNTT là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng lực quản lý nợ cũng như lưu trữ dữ liệu về nợ tại địa phương. Bên cạnh đó, CNTT cịn hỗ trợ hoạt động quản lý nợ trong việc cung cấp thông tin kịp thời nhất đến nhà quản lý, nhà đầu tư và công chúng. Ứng dụng CNTT mang lại kết quả vượt trội về mọi mặt trong cơng tác quản lý nợ CQĐP như tăng tính minh bạch về nợ, nâng cao chất lượng quản lý nợ, tăng cường hiệu quả quản trị rủi ro và sự phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý nợ CQĐP.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Quản lý nợ chính quyền địa phương ở Việt Nam (Trang 58 - 59)

w