Vai trị của nợ chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Quản lý nợ chính quyền địa phương ở Việt Nam (Trang 30 - 31)

- D1: Chứng khoán nợ + Vốn vay.

1.1.1.3. Vai trị của nợ chính quyền địa phương

Thứ nhất, nợ chính quyền địa phương hỗ trợ tình trạng

mất cân đối ngân sách địa phương.

Khi nhu cầu chi đầu tư phát triển của địa phương cao nhưng nguồn thu NSĐP không đảm bảo, nợ CQĐP thực hiện vai trị hỗ trợ tình trạng mất cân đối NSĐP thơng qua vay nợ để bù đắp bội chi NSĐP. Đây là vai trò quan trọng và chính yếu của nợ CQĐP. Ngồi ra, nợ CQĐP cịn đóng vai trị là kênh duy trì sự hiện diện của CQĐP trên thị trường vốn khi cán cân NSĐP cân bằng hoặc thặng dư.

Thứ hai, nợ chính quyền địa phương góp phần thúc đẩy

tăng trưởng kinh tế địa phương.

Các địa phương đều có nhu cầu vay nợ để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng về vốn phục vụ mục tiêu phát triển KTXH tại địa phương. Nguồn vốn CQĐP huy động thường được đầu tư cho các dự án trọng điểm; các ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn có tác động lan toả lớn. Do đó, khi nguồn vốn vay được sử dụng hiệu quả, nợ CQĐP thực hiện vai trị góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại địa phương.

Thứ ba, nợ chính quyền địa phương đảm bảo công bằng

giữa các thế hệ.

Khi vay nợ, CQĐP phải có nghĩa vụ thanh tốn khoản nợ vào một hoặc nhiều thời điểm trong tương lai; cùng với đó, các khoản vay được CQĐP đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng KTXH, quốc phòng, y tế, giáo dục đào tạo, bảo vệ mơi trường,… và các

dự án này thường có lợi ích trong nhiều năm. Vì vậy, nợ CQĐP có vai trị đảm cơng bằng giữa các thế hệ khi một phần nguồn lực đầu tư cho phát triển KTXH sẽ được chi trả bởi thế hệ tương lai, những người trực tiếp thụ hưởng thành quả của hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn vay của hiện tại.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Quản lý nợ chính quyền địa phương ở Việt Nam (Trang 30 - 31)

w