CÁC ĐIỂM MỚI TRONG QUY ĐỊNH VỀ NỢ CQĐP THEO LUẬT QLNC 2017 VÀ LUẬT QLNC

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Quản lý nợ chính quyền địa phương ở Việt Nam (Trang 190 - 192)

- Luận án đưa ra kết quả về mức dư nợ và nghĩa vụ trả nợ của 63 tỉnh, thành phố Từ lý thuyết và thông lệ quốc tế tốt của quốc tế, thực tiễn quản lý nợ CQĐP, luận án đề ra 04 nhóm giả

CÁC ĐIỂM MỚI TRONG QUY ĐỊNH VỀ NỢ CQĐP THEO LUẬT QLNC 2017 VÀ LUẬT QLNC

THEO LUẬT QLNC 2017 VÀ LUẬT QLNC 2009

Chỉ tiêu Luật QLNC 2009 Luật QLNC 2017

Mục đích vay của

CQĐP

Mục đích vay của CQĐP bao gồm chi đầu tư phát triển và chi đầu tư cho các dự án có khả năng hồn vốn.

Mục đích vay của CQĐP bao gồm bù đắp bội chi và trả nợ gốc.

Bội chi CQĐP không được phép bội chi, theo đó NSĐP được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu.

NSĐP được phép bội chi.

Hạn mức dư nợ

Mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư XDCB trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh

Riêng đối với thành phố Hà Nội [7] và thành phố Hồ Chí Minh [8], mức dư vay nợ (được) khơng vượt quá 150% tổng mức vốn ngân sách đầu tư XDCB của ngân sách thành phố theo dự toán HĐND thành phố quyết định hàng năm.

Mức dư nợ vay của CQĐP: a) Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh khơng vượt q 90% số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp; b) Đối với các địa phương có số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của NSĐP không vượt quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp; c) Đối với các địa phương có số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của NSĐP không vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp.

Hình thức vay

Hình thức vay của CQĐP bao gồm vay trong nước (thông qua phát hành, uỷ quyền phát hành trái phiếu CQĐP, vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật) và vay lại từ nguồn vốn vay nước ngồi của Chính phủ để đầu tư phát triển KTXH.

Hình thức vay của CQĐP bao gồm: Phát hành trái phiếu CQĐP tại thị trường vốn trong nước; Vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngồi của Chính phủ; Vay từ các nguồn tài chính khác trong nước theo quy định của pháp luật về NSNN.

Chỉ tiêu Luật QLNC 2009 Luật QLNC 2017 Điều kiện

vay nợ của CQĐP

Đối với vay để đầu tư phát triển, dự án đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được HĐND cùng cấp quyết định. Đề án phát hành trái phiếu, kế hoạch sử dụng vốn vay, trả nợ đã được HĐND cùng cấp thông qua và BTC chấp thuận bằng văn bản. Trị giá khoản vay, phát hành trái phiếu trong nước phải trong hạn mức vay của NSĐP theo quy định của Luật NSNN. Đối với khoản vay của Chính phủ cho UBND cấp tỉnh vay lại, BTC thẩm định khả năng trả nợ của ngân sách cấp tỉnh theo quy định về phân cấp ngân sách trước khi ký kết thoả thuận cho vay lại.

Đối với vay để đầu tư vào các dự án có khả năng hoàn vốn tại địa phương phải đáp ứng các điều kiện: dự án đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định, được cơ quan có thẩm quyền xác định là có khả năng thu hồi vốn. Đề án phát hành trái phiếu để đầu tư vào dự án đã được BTC thẩm định và chấp thuận bằng văn bản.

Đối với vay trong nước: (i) Dự án đã hoàn thành thủ tục theo quy định của pháp luật, thuộc danh mục đầu tư công trung hạn của CQĐP đã được cấp có thẩm quyền quyết định; (ii) Có kế hoạch vay theo từng nguồn vốn để đầu tư theo quy định của Luật NSNN, Luật Đầu tư công; (iii) Trường hợp vay thông qua phát hành trái phiếu, Đề án phát hành trái phiếu phải được lập và thẩm định theo quy định của Chính phủ về phát hành trái phiếu; (iv) Trị giá khoản vay, khoản phát hành trái phiếu phải trong mức dư nợ vay và bội chi của NSĐP theo quy định của pháp luật về NSNN. Đối với vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài UBND cấp tỉnh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện: (i) Có chương trình, dự án đầu tư phát triển KTXH thuộc kế hoạch đầu tư cơng trung hạn của địa phương do cấp có thẩm quyền phê duyệt, đã hoàn thành thủ tục theo yêu quy định của pháp luật; (ii) Chương trình, dự án trên có sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài; (iii) Khơng có nợ vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài quá hạn trên 180 ngày; (iv) Mức dư nợ vay của NSĐP tại thời điểm đề nghị vay lại không vượt quá mức dư nợ vay của NSĐP theo quy định của pháp luật về NSNN; (v) NSĐP cam kết trả nợ đầy đủ, đúng hạn

Chỉ tiêu Luật QLNC 2009 Luật QLNC 2017 Các quy

định về trả nợ của CQĐP

Trả nợ vay của CQĐP bao gồm: thanh toán đầy đủ, đúng hạn các khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan phát sinh từ việc vay của cấp tỉnh; việc hoàn trả vốn vay lại từ nguồn vốn vay nước ngồi của Chính phủ thực hiện theo quy định của Chính phủ; nguồn trả nợ được đảm bảo từ ngân sách cấp tỉnh và nguồn thu hồi từ các dự án đầu tư của địa phương.

Trả nợ của CQĐP bao gồm trả gốc khoản vay của CQĐP và trả lãi, phí và các chi phí liên quan đến khoản vay của CQĐP. Chi trả lãi, phí và và chi phí khác liên quan đến khoản vay của CQĐP. Chi trả gốc khoản vay của CQĐP bao gồm: số vay để trả nợ gốc được Quốc hội, HĐND cấp tỉnh quyết định hàng năm; số bội thu NSĐP cấp tỉnh; kết dư ngân sách cấp tỉnh; tăng thu, tiết kiệm chi so với dự toán trong quá trình chấp hành NSNN.

Trường hợp nhu cầu hoặc phát sinh việc trả trước nợ gốc hoặc trả lãi, phí và chi phí khác liên quan mà vượt dự toán ngân sách đã được quyết định thì STC trình cấp có thẩm quyền để điều chỉnh lại dự toán NSĐP. Đối với khoản chi trả nợ gốc từ nguồn vay có thể thực hiện theo phương thức hoán đổi toàn bộ hoặc một phần nguồn vốn của NSĐP

Quy định về cơ quan quản lý nợ

CQĐP

Chưa có quy định về đầu mối quản lý nợ CQĐP tại địa phương

Đã có quy định về cơ quan đầu mối quản lý nợ CQĐP, cụ thể:

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Quản lý nợ chính quyền địa phương ở Việt Nam (Trang 190 - 192)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w