Hạn chế về giám sát vay, trả nợ của chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Quản lý nợ chính quyền địa phương ở Việt Nam (Trang 119 - 123)

- Luận án nghiên cứu thông lệ tốt của quốc tế và rút ra bài học bài học cho Việt Nam về một số khía cạnh như: quy định hạn mức vay nợ CQĐP phù hợp với nhu cầu huy động vốn của địa

b) Tổ chức thực hiện trả nợ chính quyền địa phương

2.3.2.3. Hạn chế về giám sát vay, trả nợ của chính quyền địa phương

Thứ nhất, hạn chế liên quan đến các chỉ tiêu giám sát nợ chính quyền địa

phương.

Nghị định số 93/2018/NĐ-CP là bước tiến lớn trong quản lý nợ CQĐP, tuy nhiên Nghị định chưa quy định cụ thể các chỉ tiêu giám sát nợ CQĐP. Nếu coi quản lý nợ CQĐP tương tự như mơ hình QLNC thì cần thiết phải có hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ CQĐP để đánh giá tính an tồn và bền vững nợ CQĐP. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu giám sát nợ CQĐP cũng hạn chế rủi ro tác nghiệp có thể dẫn đến tổn thất và làm ảnh hưởng đến uy tín của địa phương.

Thứ hai, hạn chế liên quan đến minh bạch nợ chính quyền địa phương.

Đối với thông tin về nợ CQĐP.

Theo quy định, thông tin phải công bố về nợ CQĐP bao gồm: Số dư nợ đầu năm (chi tiết theo từng nguồn vay); Số vay trong năm (chi tiết vay trả nợ gốc, vay để bù đắp bội chi); Số trả nợ trong năm (chi trả nợ lãi, phí và các chi phí khác liên quan đến các khoản vay của CQĐP; chi trả nợ gốc); Số dư nợ cuối năm (chi tiết theo từng nguồn vay). Đây là bước tiến quan trọng về minh bạch nợ CQĐP. Tuy nhiên trên thực tế, quản lý thơng tin nợ tại địa phương cịn nhiều hạn chế do việc ghi chép, theo dõi nợ CQĐP chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp thủ cơng. Với q trình vay nợ ngày càng phức tạp, quy mô nợ ngày càng lớn, việc theo dõi nợ thủ cơng có thể dẫn đến

rủi ro cao trong công tác quản lý nợ.

Hiện nay, thông tin nợ CQĐP tồn tại một số hạn chế:

(i) Số liệu về nợ CQĐP thiếu đồng nhất và thiếu kiểm chứng. Số liệu nợ CQĐP thiếu đồng nhất do thời điểm xây dựng kế hoạch vay, trả nợ CQĐP, xây dựng kế hoạch tài chính ngân sách và xây dựng kế hoạch đầu tư cơng trung hạn khác nhau. Bên cạnh đó, thơng tin nợ CQĐP cịn thiếu kiểm chứng khi hầu hết các địa phương chưa có qui định về việc kiểm chứng số liệu, giám sát, kiểm tra dự án. Ngồi ra, cịn một số vấn đề phát sinh như tại địa phương chưa có cơ quan quản lý nguồn vốn viện trợ nước ngồi nên khó lập dự tốn nguồn vốn này chính xác; đồng tiền phân bổ vốn cho dự án là VND trong khi hiệp định vay ký bằng ngoại tệ; tỷ lệ phần trăm phân chia, điều tiết giữa NSTW và NSĐP ban hành chậm khiến xây dựng kế hoạch vay, trả nợ 05 năm khó triển khai; kế hoạch cấp phát vốn đầu tư cơng giao trễ;…

(ii) Số liệu về CQĐP bị phân tán. Thông tin nợ CQĐP được chia theo nguồn vốn vay của địa phương và phân công cho nhiều cơ quan khác nhau như STC, Sở KH&ĐT, KBNN, Ban QLDA. Điều này dẫn đến thực trạng đầu mối số liệu về nợ bị phân tán gây khó khăn cho cơng tác quản lý nợ tại địa phương. Ngồi ra, do khơng có cơ sở dữ liệu riêng theo dõi về các dự án vay lại nên trong nhiều trường hợp STC không đánh giá được số tiền trả nợ do dự án cung cấp là đúng hay sai, thừa hay thiếu. Sở KH&ĐT cũng không kiểm tra số tiền phải trả do dự án báo cáo mà chuyển cho STC để thực hiện việc trả nợ, việc này thể hiện rủi ro lớn trong cơng tác thanh tốn nợ và thể hiện

trách nhiệm chưa rõ ràng giữa các bên.

(iii) Báo cáo nợ CQĐP thường bị chậm. Theo quy định, báo cáo về tình hình kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của CQĐP được STC báo cáo UBND cấp tỉnh hằng tháng; UBND cấp tỉnh báo cáo Thường trực HĐND cùng cấp hằng quý; UBND cấp tỉnh báo cáo HĐND cùng cấp tại kỳ họp cuối năm; UBND cấp tỉnh báo cáo BTC định kỳ 6 tháng. Tuy nhiên trên thực tế, các thông tin báo cáo về STC thường bị chậm, đôi khi không đầy đủ, không đảm bảo yêu cầu của công tác tổng hợp, báo cáo dẫn đến báo cáo gửi UBND, BTC thường bị chậm. (iv) Địa phương khó tính tốn chính xác số nợ đến hạn phải trả. Thỏa thuận vay lại của các dự án sử dụng vốn vay ODA do địa phương vay lại từ nguồn vay nước ngồi của Chính phủ quy định địa phương chủ động tính tốn và thanh tốn nợ gốc, lãi, phí cho BTC khi đến hạn. Các khoản vay này đều quy định lãi suất thả nổi (LIBOR 6 tháng + biên độ dao động) và tính tốn chênh lệch tỷ giá giữa thời điểm BTC thanh toán nợ và thời điểm nhà tài trợ thông báo trả nợ cho BTC. Tuy nhiên, địa phương khó tính tốn chính xác số nợ đến hạn phải trả. Điều này dẫn đến hệ quả là sau khi đối chiếu lại với BTC, địa phương phải chi trả thêm phần lãi quá hạn. Hơn nữa, việc đối chiếu chỉ diễn ra mỗi năm một lần và phụ thuộc vào sự sắp xếp thời gian của BTC, và từ thời điểm phát sinh lãi quá hạn đến thời điểm đối chiếu thường khá lâu, dẫn đến lãi quá hạn tăng làm ảnh hưởng đến NSĐP.

(v) Địa phương bị động về số liệu rút vốn của các chủ đầu tư dự án. Quy trình rút vốn của các chủ đầu tư dự án sử

dụng vốn vay ODA khơng thơng qua STC, do đó STC khơng có cơ sở để ghi nhận từng lần rút vốn, trong khi BTC chưa gửi đối chiếu rút vốn từng lần cho địa phương kịp thời theo quy định. Ngồi ra, chưa có cơ chế để địa phương kiểm sốt số tiền chủ đầu tư rút vốn từ nhà tài trợ và số tiền giải ngân tương ứng, dẫn đến tình trạng số dư tồn trên tài khoản tạm ứng của chủ đầu tư lớn nên địa phương phải nhận nợ và trả lãi phí trên phần vốn chưa giải ngân. STC hồn tồn bị động về vấn đề này và chờ báo cáo từ chủ đầu tư, làm ảnh hưởng đến công tác tham mưu, quản lý nợ của địa phương.

Đối với các cơ quan quản lý nợ CQĐP.

(i) Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nợ tại địa phương còn hạn chế. Đối với khoản vay ODA, ưu đãi nước ngoài, Sở KH&ĐT là đầu mối đề xuất, trình duyệt dự án và theo dõi tình hình thực hiện dự án; các Ban QLDA trực tiếp triển khai dự án, đề nghị rút vốn thanh tốn cho các nhà thầu, khơng chịu trách nhiệm trong việc nhận nợ của CQĐP cấp tỉnh đối với các khoản đã rút vốn; STC chịu trách nhiệm giao dự toán vốn vay lại nước ngồi cho các Ban QLDA, bố trí nguồn trả nợ vay lại khi đến hạn. Điều này dẫn đến việc quản lý nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài tại các địa phương bị phân tán, các cơ quan nêu trên hoạt động tương đối độc lập, thiếu sự liên kết chặt chẽ cả về trao đổi thông tin và phối hợp cơng tác. Bên cạnh đó, số nhận nợ của các Ban QLDA là số rút về tài khoản chỉ định, số hạch toán nợ theo số quyết toán (trên hệ thống TABMIS) là số do các Ban QLDA ghi thu, ghi chi giải ngân theo tỷ lệ vay lại dẫn đến không khớp đúng

về số liệu. Việc chuyển vốn ODA, vốn vay lại nước ngồi của Chính phủ trực tiếp từ nhà tài trợ cho các Ban QLDA để giải ngân chưa kịp thời phản ánh vào NSNN gây bị động và khó khăn cho cơ quan đầu mối theo dõi, quản lý nợ CQĐP.

(ii) Bộ phận quản lý nợ tại địa phương còn hạn chế. Về tổ chức bộ máy quản lý nợ CQĐP, hầu hết các tỉnh, thành phố giao STC làm đầu mối. Trong STC, một phòng chức năng, thường là phịng Tài chính đầu tư của Sở được giao nhiệm vụ quản lý nợ CQĐP cấp tỉnh. Hiện nay, mới có STC thành phố Hồ Chí Minh tổ chức được phịng có tên gọi gắn với chức năng quản lý nợ CQĐP cấp tỉnh, đó là Phịng Cơng nghệ thơng tin và Quản lý nợ.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Quản lý nợ chính quyền địa phương ở Việt Nam (Trang 119 - 123)

w