- D1: Chứng khoán nợ + Vốn vay.
1.2.1.5. Phương thức quản lý nợ chính quyền địa phương
Phương thức quản lý là tổng thể các cách thức tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng chịu quản lý. Đối với nợ CQĐP, phương thức quản lý nợ CQĐP tương đồng như phương pháp phân cấp quản lý ngân sách. Nợ CQĐP là một cấu phần của nợ cơng, do đó quản lý nợ CQĐP chịu ảnh hưởng và chi phối bởi quản lý nợ công và từ CQTW.
Phương thức quản lý nợ CQĐP gồm xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch.
Xây dựng kế hoạch: bao gồm các bước như nghiên cứu,
dự báo; thiết lập các mục tiêu; xây dựng các phương án; đánh giá các phương án; lựa chọn phương án và ra quyết định.
Tổ chức thực hiện: sau khi kế hoạch được thông qua, các
cơ quan chuyên ngành xây dựng chương trình hành động cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện. Trên cơ sở những nhiệm vụ và nội dung chủ yếu trong chương trình hành động, căn cứ chức năng nhiệm vụ, các cơ quan chuyên ngành xây dựng và cụ thể hóa thành các nhiệm vụ của mình.
Giám sát, đánh giá: kế hoạch được xây dựng trên những
dự báo về bối cảnh tương lai, những giả định chủ quan và ý chí của người làm kế hoạch. Tuy nhiên, trên thực tế, kế hoạch
thường được triển khai với những điều kiện khơng hồn tồn giống như các dự báo và giả định đưa ra lúc ban đầu. Do đó, khi kế hoạch được triển khai thực hiện, cần tiến hành đánh giá để bảo đảm kế hoạch được điều hành một cách tốt nhất. Ngồi ra, dưới góc độ quản lý của CQTW đối với CQĐP, CQTW sử dụng cơ chế chính sách, các cơng cụ quản lý nợ để giám sát, đánh giá nợ của CQĐP nhằm đảm bảo mục tiêu QLNC nói chung và quản lý nợ CQĐP nói riêng.
Phương thức giám sát, đánh giá được phân theo các mốc thời gian:
Giám sát, đánh giá giữa kỳ: là việc đánh giá định kỳ tiến
độ thực hiện kế hoạch, kiểm tra tính phù hợp và khả năng tạo ra những đầu ra hoặc tác động mong đợi của kế hoạch.
Giám sát, đánh giá giữa kỳ: nhằm kiểm tra các giả thiết
đã nêu trong kế hoạch có giữ nguyên giá trị, giải thích nguyên nhân và đề xuất điều chỉnh để bảo đảm đạt được mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.
Giám sát, đánh giá cuối kỳ: được tiến hành khi kết thúc kỳ
kế hoạch nhằm đánh giá các kết quả đạt được, tổng kết tồn bộ q trình thực hiện, rút ra những bài học kinh nghiệm, xem xét khả năng điều chỉnh kế hoạch kỳ tiếp theo nhằm đảm bảo các mục tiêu trung hạn và dài hạn. Đánh giá cuối kỳ được xem xét đồng bộ và đầy đủ các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch từ huy động nguồn lực, phân bổ, sử dụng nguồn lực và kết quả hoạt động.