Các yếu tố khác.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực (Trang 37 - 39)

(1) Sự phát triển kinh tế - xã hội

Giáo dục chịu sự chế ước của xã hội nên những thay đổi của xã hội đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của GD, trong đó có GD THPT. Những tác động này được thể hiện rõ nét đối với trường THPT, với GV và HS THPT. Sự phát triển vầ kinh tế-xã hội tất yếu sẽ đặt ra những yêu cầu cao hơn về về chất lượng nguồn nhân lực. GD THPT trực tiếp cung cấp đầu vào cho các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp - dạy nghề và lao động cho các ngành kinh tế. Tương tự như thế, tác động của kinh tế-xã hội có thể làm thay đổi mơ hình tổ chức các trường THPT và kéo theo sự thay đổi về chức năng của người GV ở các trường THPT. Khi nhà trường THPT được gia tăng tính tự chủ đồng nghĩa với trách nhiệm thì vai trị của ĐN lãnh đạo và ĐNGV ngày càng được đề cao.

(2) Xu hướng phát triển của giáo dục THPT

Xu hướng phát triển, mà trước hết là những thay đổi về GD THPT trong thời gian tới sẽ ảnh hưởng đến phạm vi, nội dung của các hoạt động mà ĐNGV phải có sự thay đổi thích ứng trong việc phát triển nghề nghiệp bản thân. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm

tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. Cho nên công tác BD ĐNGV là công việc cần triển khai khẩn trương và kịp thời để bắt kịp được sự đổi mới đúng với yêu cầu đặt ra.

(3) Phân cấp quản lý GD THPT và những thay đổi trong QL tác nghiệp ở trường THPT

Phân cấp QLGD trong các nhà trường THPT đề cao hệ thống tự chủ và trách nhiệm xã hội. Theo đó, vai trị của CBQL ở các trường càng được tăng cường, bởi họ phải là những chủ thể trực tiếp khởi xướng, tổ chức thực hiện những kế hoạch hành động để phát triển nhà trường, còn ĐNGV là lực lượng chủ yếu để xây dựng và thực thi những nhiệm vụ đó trong q trình hồn thiện và phát triển nhà trường.

Những thay đổi trong QL tác nghiệp ở trường THPT cũng có sự tác động đến sự phát triển của ĐNGV trong nhà trường. Chẳng hạn, khi thực hiện mơ hình QL dựa vào nhà trường, ĐNGV sẽ là lực lượng tham gia tích cực vào quá trình ra các quyết định của nhà trường; hoặc khi QL chất lượng dạy học thì ở từng bộ phận, từng tổ, nhóm CM sẽ là lực lượng tiên phong trong xây dựng và thực thi loại hình hoạt động này.

Kết luận chương 1

QL hoạt động BD chuyên môn cho ĐNGV ở các trường THPT là q trình tác động có chủ định trong phối hợp, điều khiển các thành tố tham gia vào quá trình BDCM GV nhằm hình thành năng lực dạy học, GD cho ĐNGV để qua đó chất lượng dạy học nhà trường được nâng lên, đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực học sinh tiếp cận xu hướng đổi mới GD và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- chính trị, văn hóa-xã hội địa phương.

Nội dung QL hoạt động BDCM cho ĐNGV ở các trường THPT theo tiếp cận năng lực được xây dựng dựa trên tiếp cận chức năng QL, bao gồm: Xây dựng kế hoạch chiến lược và kế hoạch BD theo năm học; Tổ chức thực hiện hoạt động BD; Chỉ đạo, giám sát, thực hiện hoạt động BD; Kiểm tra, đánh giá hoạt động BD; Quản lý CSVC phục vụ cho hoạt động BD.

Quản lý hoạt động BDCM cho ĐNGV THPT chịu tác động của các yếu tố gồm năng lực của người lãnh đạo, đặc điểm hoạt động dạy học và tham gia BD của ĐNGV, năng lực của GV, điều kiện kinh tế, chủ trương chính sách nhà nước, môi trường xã hội....

Chương 2

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w