2. Đội ngũ giáo viên
3.2.2. Tổ chức, đánh giá, phân loại giáo viên theo định kỳ
3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp
Xây dựng được một ĐNGV đủ về số lượng, đồng bộ và cân đối về cơ cấu, đảm bảo chất lượng theo các tiêu chí của các tiêu chuẩn về chuẩn nghề nghiệp để đủ sức thực hiện nội dung chương trình và kế hoạch GD. Đồng thời thực hiện kế hoạch chuẩn hoá ĐN theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Dự báo được những biến động về nhân sự có thể xảy ra trong thời gian từ 3 đến 5 năm về số lượng GV: GV được bổ nhiệm, GV chuyển đi, số GV nghỉ hưu để có kế hoạch bổ sung điều chỉnh kịp thời.
3.3.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Các nhà trường để đảm bảo ổn định và phát triển, trước hết phải xác định ĐNGV đóng vai trị quan trọng. Do vậy, việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch về ĐNGV chính là cơng tác kế hoạch hố phát triển nguồn nhân lực của các cấp QL.
Thông qua công tác BD ĐNGV là cơ sở khoa học giúp CBQL thực hiện tốt chức năng QL phát triển nguồn nhân lực trong nhà trường nhằm đảm bảo ĐNGV đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, chất lượng được củng cố và nâng cao giúp các nhà trường ổn định và phát triển bền vững.
Việc thực hiện xây dựng lập quy hoạch cần đảm bảo các yêu nội dung:
- Xây dựng quy hoạch tổng thể đảm bảo tính kế thừa, đảm bảo nhiệm vụ trước mắt và lâu dài để đảm bảo số lượng, chất lượng và cơ cấu.
- Xây dựng quy hoạch theo từng môn, theo độ tuổi, nam nữ, đảng viên, đồn viên, người có điều kiện cơng tác lâu năm, nhằm đảm bảo có đủ ĐNGV cho trường và
từng bộ mơn. - Về số lượng:
+ Dự báo quy mơ HS có vai trị quan trọng trong cơng tác quy hoạch, kế hoạch phát triển GD&ĐT nói chung và xây dựng ĐNGV nói riêng.
+ Việc BDCM cho ĐNGV phải đặt ra mục tiêu chiến lược và chiến thuật tính đến tính cân đối, hợp lý của đội ngũ phù hợp yêu cầu của từng trường.
- Về cơ cấu:
Trong quy hoạch, BD ĐNGV của các trường cần đảm một cơ cấu đồng bộ và hợp lý. Đó là sự phù hợp, sự cân đối về GV từng bộ môn. Đảm bảo sự cân đối giữa nam và nữ trong ĐNGV, ngoài ra phải đảm bảo phát huy được tối đa đặc điểm thế mạnh riêng của cả nam giới, nữ giới trong công tác giảng dạy và các hoạt động khác của nhà trường. Đảm bảo sự cân đối về độ tuổi giữa các thế hệ trong ĐNGV cũng như CBQL nhà trường để có sự kết hợp tốt và phát huy thế mạnh của từng độ tuổi, đồng thời phải có kế hoạch bồi dưỡng lực lượng trẻ kế cận để trẻ hoá ĐN.
- Về chất lượng:
Để đạt được mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 2020 - 2030, trong công tác quy hoạch phát triển ĐNGV cần đặc biệt quan tâm công tác BD trên chuẩn cho ĐNGV. Đồng thời phải tích cực tiến hành BD cho ĐNGV về năng lực sư phạm, tin học, ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu trong công tác GD giai đoạn hiện nay.
- Trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV cũng cần chú trọng tới vấn đề tuyển chọn; tổ chức kiểm tra đánh giá và BD ĐNGV theo quan điểm chuẩn hoá.
3.3.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Ở cấp quản lý vĩ mô Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, các trường THPT trên địa bàn phải xác định những yêu cầu cụ thể cho việc quy hoạch như: Yêu cầu tối thiểu và tối đa về ĐNGV, tỉ lệ GV của từng bộ môn, yêu cầu cụ thể đối với việc GV trên chuẩn.
- Các trường phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch về phát triển ĐNGV; đồng thời nắm vững và thực hiện nghiêm túc, khoa học về công tác dự báo, nội dung công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch về phát triển ĐNGV.
- Các trường phải thực hiện công tác tham mưu thường xuyên với cấp trên, có các biện pháp điều chỉnh hợp lý nhằm ổn định số lượng, cơ cấu và chất lượng ĐNGV phù hợp với sự phát triển trong bối cảnh mới.