Thực trạng về nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực (Trang 49 - 50)

Bảng 2.10.Thực trạng về nhu cầu nhu cầu bồi dưỡng cho ĐNGV THPT huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An theo tiếp cận năng lực (n= 50 )

Đánh giá

TT Nội dung Rất cần Bình Khơng Điểm

Cần thiết cần

thiết thường TB

thiết

SL % SL % SL % SL %

1 Nhu cầu về nội dung bồi 30 60.0 15 30.0 5 10.0 0 0.0 3.5

dưỡng

Nhu cầu về hình thức bồi dưỡng: Trực tuyến, Hội

thảo – tập huấn, bồi 3.62

2 dưỡng thường xuyên, tập 36 72.0 9 18.0 5 10.0 0 0.0

trung, theo môn, theo cụm trường, theo chuyên đề…

Nhu cầu về phương pháp

3 bồi dưỡng: Thuyết trình, 17 34.0 28 56.0 5 10.0 0 0.0 3.24

giảng dạy trực tiếp, tự nghiên cứu

4 Nhu cầu về kiểm tra, 16 32.0 21 42.0 13 26.0 0 0.0 3.06

đánh giá

5 Nhu cầu về giảng viên 22 44.0 28 26.0 0 0.0 0 0.0 3.44

6 Nhu cầu về quyền lợi 15 30.0 13 26.0 18 36.0 4 8.0 2.78

được hưởng

Qua kết quả thăm dò, khảo sát, nhu cầu BDCM của ĐNGV THPT theo tiếp cận năng lực có sự đánh giá khác nhau ở từng nội dung. Trong đó, được đánh giá cao nhất là Nội dung 2: Nhu cầu về hình thức BD: Nhu cầu về hình thức bồi dưỡng:

Trực tuyến, Hội thảo – tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên, tập trung, theo môn, theo cụm trường, theo chuyên đề…( Điểm TB là 3.62). Xếp thứ 2 là Nội dung 1: Nhu cầu về nội dung BD (Điểm TB: 3.5). Như vậy, các hoạt động BDCM theo tiếp

cận năng lực cần phải đáp ứng được nhu cầu về nội dung và hình thức hoạt động BD. ĐNGV THPT đang công tác tại các trường khác nhau, việc tổ chức BD cần có sự xem xét kỹ lưỡng về hình thức và thời gian tổ chức, phù hợp với kế hoạch làm việc của các nhà trường, đảm bảo công tác của GV tại các đơn vị.

Xếp thứ 3 là Nhu cầu về giảng viên (Điểm TB: 3.44). Là thành phần tinh anh trong ngành, đội ngũ giảng viên là GV giỏi về nghiệp vụ và có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy CBQL các trường cần có sự tìm kiếm, liên hệ, phân cơng GV giảng dạy trong quá trình BD phù hợp, đảm bảo truyền đạt đầy đủ, chính xác các nôi dung BD.

Xếp thứ 4 và thứ 5 là Nhu cầu về phương pháp BD: Thuyết trình, giảng dạy trực

tiếp, tự nghiên cứu, …(Điểm TB là 3.24) và Nhu cầu về kiểm tra, đánh giá (Điểm

TB: 3.06). Đây là kết quả hợp lý với thực trạng tổ chức các hoạt động BD và làm việc của giảng viên hiện nay tại các đơn vị QL.

Có kết quả khảo sát thấp nhất (Điểm TB: 2.78) là Nhu cầu về quyền lợi được

hưởng. Đây là kết quả phản ánh nhận thức rất cao của ĐNGV THPT tại huyện Quỳ

Hợp về sự cần thiết và lợi ích của hoạt độn BD đối với cơng việc của ĐNGV sau này. Nhờ có sự hiểu biết về tầm quan trọng của hoạt động BD nên ĐNGV đều không đặt nặng vấn đề quyền lợi được hưởng khi tham gia các hoạt động BD.

Kết quả khảo sát nhu cầu BD cho ĐNGV THPT tại huyện Quỳ Hợp cho thấy, trong khi ĐNGV đã có nhiều ý kiến khác nhau về mỗi nội dung của quá trinhfBD. Để đảm bảo hoạt động BD có hiệu quả, nội dung DB phải đáp ứng được nhu cầu của đối tượng BD, do đó việc tổ chức lấy ý kiến về nhu cầu BD cho ĐNGV trước khi tổ chức BD là cần thiết. CBQL các trường cần có các biện pháp nắm bắt thơng tin về nhu cầu BD, đảm bảo hoạt động BD được tổ chức theo đúng mục tiêu chung của nhà ngành, các nhà trường nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của ĐNGV.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w