Một số đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực (Trang 40 - 42)

thông huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An

2.2.1. Một số đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Quỳ Hợp, tỉnhNghệ An Nghệ An

- Đặc điểm tự nhiên và dân cư

Huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An được tách từ huyện Quỳ Châu cũ thành 3 huyện: Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong theo Quyết định số 53/CP ngày 19/4/1963 của Chính phủ. Huyện Quỳ Hợp được thành lập từ ngày 19/4/1963 với 13 đơn vị hành chính trực thuộc. Cùng với quá trình xây dựng và phát triển, tính cho đến nay địa giới hành chính đã được mở rộng, gồm 1 thị trấn và 20 xã với tổng diện tích 941,28 km2 , chiếm 5,71% diện tích tự nhiên của tỉnh Nghệ An, trong đó diện tích đất canh tác là 15,208 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 64,354 ha, địa hình chủ yếu là đồi núi.

Quỳ Hợp là huyện miền núi nằm ở phía Tây bắc tỉnh Nghệ An, phía bắc giáp huyện Quỳ Châu, phía nam giáp huyện Tân Kỳ và huyện Anh Sơn, phía tây giáp

huyện Con Cng cịn phía đơng giáp huyện Nghĩa Đàn. Huyện Quỳ Hợp nằm trong khoảng từ 190.10’ - 190.29’ vĩ độ Bắc và từ 1040.56’ - 1050.2’ kinh độ Đơng. Do đặc điểm thổ nhưỡng, Quỳ hợp có điều kiện phát triển nơng lâm như trồng rừng, cây cơng nghiệp; Quỳ Hợp có nhiều khống sản q như vàng, đá quý, thiếc và nhiều núi đá hoa cương, đá granít, đá trắng,…

Huyện Quỳ Hợp có 20 xã và 1 thị trấn, dân số 116296 người, gồm 3 dân tộc Kinh, Thái và Thổ chiếm khoảng 51% dân số của huyện; dân cư chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp, thu nhập bình qn của nhân dân cịn có sự chênh lệch nhiều giữa các địa bàn của huyện, trình độ lao động chưa qua đào tạo cịn cao, phong trào khuyến học còn nhiều hạn chế.

- Đặc điểm kinh tế - xã hội

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và nhà nước, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Quỳ Hợp có những bước chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng bình qn từ 9%-12%/năm; lĩnh vức văn hóa có nhiều chuyển biến và tiến bộ, từ 2001 đã được Bộ Văn hóa-Thơng tin và UBND tỉnh chọn và chỉ đạo thực hiện Đề án xây dựng huyện điểm văn hóa thời kỳ 2001-2010, từ đó phong trào xây dựng gia đình văn hóa, xóm (bản) văn hóa, xã văn hóa phát triển mạnh. Kết quả thực hiên xây dựng huyện điểm văn hóa giai đoạn 1 đã thu được những thành cơng đáng khích lệ, góp phần cũng cố và phát triển kinh tế huyện nhà; cơng tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân được thực hiện tốt hơn; phong trào xây dựng xã hội học tập được triển khai rộng rãi; các trung tâm học tập cộng đồng ở địa phương đã làm tốt việc khảo sát, điều tra nhu cầu thực tế để phối hợp mở các lớp BD nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao kiến thức về lý luận chính trị, khoa học kỹ thuật cho nhân dân.

Hoạt động y tế có nhiều chuyển biến tích cực nhất là việc chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh và y tế dự phòng.

Phong trào nơng thơn mới, xóa đói giảm nghèo được nhân dân hưởng ứng tích cực nên đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân dần được nâng lên một cách rõ nét.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của huyện vẫn cịn nhiều khó khăn:

Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cịn thiếu tính đồng bộ, nhiều hạng mục không theo kịp yêu cầu phát triển hiện nay. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của huyện, nhất là việc đa dạng hóa cây trồng vật ni theo hướng sản xuất hàng hóa; hoạt động của các khu cơng nghiệp nhỏ, các làng nghề hiệu quả chưa cao, ô nhiễm môi trường chậm được xử lý, tài nguyên khoáng sản dần cạn kiệt thiếu quy hoạch. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp chưa bền vững, các làng nghề hoạt động cầm chừng, mùa vụ, manh mún, nhỏ lẻ.

Các vấn đề xã hội tồn tại và mới nảy sinh như tệ nạn ma túy, tai nạn giao thơng… có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quỳ Hợp lần thức XIX cùng với việc ban hành một số kế hoạch và chương trình hành động để thực hiện đồng bộ các giải pháp, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tuy nhiên đến nay kết quả vẫn còn chậm.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w